Chia sẻ trong kinh tế chia sẻ

Diendandoanhnghiep.vn World Bank đưa ra thuật ngữ “Chia sẻ thịnh vượng” (Shared Prosperity), đưa ra giải pháp cho những người nghèo bị bỏ lại trong toàn cầu hóa, đô thị hóa...

Công nghệ là do con người sinh ra, vậy nên từ góc độ quản lý hay góc độ phục vụ, hoặc tiêu dùng kinh tế chia sẻ đều cần xem xét và ứng xử sao cho thấu tình đạt lý. Kinh tế chia sẻ là một góc của cuộc sống, ở đó hội tụ sự gặp gỡ, sự quan tâm của Nhà nước và mỗi con người.

Theo nghiên cứu của Tập đoàn tư vấn Boston, quy mô của nền kinh tế chia sẻ sẽ tăng lên 335 tỷ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng có thể lên tới 34 - 35%/năm

Theo nghiên cứu của Tập đoàn tư vấn Boston, quy mô của nền kinh tế chia sẻ sẽ tăng lên 335 tỷ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng có thể lên tới 34 - 35%/năm

Có một câu chuyện đã “đốn tim” cộng đồng mạng khi một bác lớn tuổi chạy xe ôm nhiều ngày không đón được người khách nào. Đẩy người chạy xe ôm vào tình cảnh này là các thanh niên cung cấp dịch vụ GrabBike rẻ hơn, chuyên nghiệp hơn.

Những người chạy xe ôm khốn khổ này là một trong rất nhiều người bị bỏ lại trong thời công nghệ và kinh tế chia sẻ. Không kịp thích ứng với sự thay đổi thời cuộc, họ chấp nhận trở thành nạn nhân của sự thay đổi kinh tế. 

Có ý kiến cho rằng xã hội cần phải thay đổi để tiến lên, những gì cũ kỹ cần phải loại bỏ. Đúng, nhưng đừng quên những người bị bỏ lại bên lề vì họ mang theo ẩn ức của người nghèo. Cũng đừng quên rằng nếu như vậy nghĩa là chúng ta chấp nhận sự bất bình đẳng đối với đồng bào. 

Nói đi cũng phải nói lại, không ít người làm kinh tế chia sẻ thiếu đi sự tôn trọng, chia sẻ đúng mực. Những taxi, xe ôm công nghệ, người chuyển hàng phóng nhanh, lạng lách, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, xả rác ra đường là chuyện thường thấy trên đường.

Những người kinh doanh cho thuê nhà, thuê xe, cho vay tài chính không thật thà, không giữ chữ tín với khách hàng, những người làm dịch vụ không chất lượng, chê khách nghèo… cũng chả ít. 

Thực tế, cùng với tăng trưởng nóng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng bị nới rộng, kéo theo đó là hệ lụy xã hội, dân sinh, môi trường... 

Những người dân bỏ nông thôn lên thành thị kiếm sống dựa vào sự phát triển đô thị là một trong những hình thức “vương vãi” của kinh tế. World Bank giải quyết bài toán “chia sẻ thịnh vượng” bằng minh bạch trong thu thuế, hay nói cách khác là buộc người giàu phải đóng thuế nhiều hơn.

Chủ tịch World Bank giải thích: “Giám đốc IMF và tôi cùng khẳng định với nhau rằng hai tổ chức chúng tôi sẽ làm tất cả để giúp đỡ các nước thu được nhiều thuế hơn và công bằng hơn. Người giàu tại quá nhiều nước đã không đóng thuế tương xứng. Một số công ty đa quốc gia còn tìm cách trốn thuế tinh vi. Đây cũng là một dạng tham nhũng mà người nghèo phải chịu hậu quả...”.

Ở một góc nhìn khác, các bác tài xế xe ôm rất có thể phải học kỹ năng để gia nhập vào đội quân GrabBike, hoặc phải tìm một công việc khác phù hợp. Họ rất cần sự trợ giúp như chương trình đào tạo lại, nếu không ngay lập tức họ phải gia nhập đội quân người nghèo.

Vài năm trở lại đây, kinh tế chia sẻ tại Việt Nam phát triển rất nhanh, gần như đồng nhịp với thế giới dựa trên những nền tảng các nguồn lực xã hội sẵn có dồi dào, tâm lý chia sẻ với xã hội truyền thống và nền tảng công nghệ của xã hội số. Trước sự phát triển đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. 

Đó là bước ngoặt đánh dấu loại hình kinh tế rất mới này và mở ra những triển vọng với đúng nghĩa... để không ai bị bỏ lại phía sau.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chia sẻ trong kinh tế chia sẻ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714676010 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714676010 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10