Chiến lược “thích ứng nhanh” thời VUCA được doanh nghiệp áp dụng ra sao?

LÊ MỸ 11/10/2023 16:19

Trong thế giới hiện đại đầy biến động, bất ổn, phức tạp, mơ hồ (thời VUCA), các doanh nghiệp để tồn tại và tru vững, phát triển, đòi hỏi phải “thích ứng nhanh, thay đổi lớn”.

>>>Ai sẽ thay thế PNJ trong rổ chỉ số VN30?

Theo bà Nguyễn Thị Minh Giang, một doanh nhân đã có nhiều năm kinh nghiệm từ quỹ Mekong Capital và vừa khởi sự start up, là nhà đồng sáng lập Công ty TNHH Newing, trong thời Vuca ngày nay, các doanh nghiệp phải luôn thích ứng.

Theo

Theo ông Bruno Anjos - Giám đốc Phát triển kinh doanh của Học viện NeuroLeadership, khảo sát gần nhất thì có 2 lý do khiến một công ty thất bại sau thời gian tăng trưởng, chính là (i) sự thành công trong quá khứ và (ii) khả năng dẫn dắt đội ngũ thích ứng với sự thay đổi. Do vậy, việc thay đổi, thích ứng là cực kỳ quan trọng với bất kỳ lãnh đạo cũng như doanh nghiệp nào hiện nay.

“Đã qua cái thời cá lớn nuốt cá bé”, giờ là thời kỳ của “cá nhanh nuốt cá chậm”, bà Giang chia sẻ trong vai trò dẫn dắt chương trình giao lưu kết nối, chia sẻ “Thích ứng nhanh, Thay đổi lớn” trong cộng đồng doanh nghiệp Việt - sự kiện vừa diễn ra ở TP Hồ Chí Minh.

Chia sẻ trực tuyến với các doanh nghiệp tại sự kiện, ông Nick Petschek, Giám đốc điều hành của Kotter - ông đã lãnh đạo quá trình chuyển đổi kinh doanh tại các công ty trong danh sách Fortune 500 bao gồm Apple, NPL và 3M, cho biết: Covid-19 đã thay đổi thế giới của chúng ta. Trong đó, kể từ Covid-19, các doanh nghiệp đã bắt buộc phải thay đổi rất nhiều để thích ứng với mọi hoàn cảnh.

Tuy nhiên, theo ông Nick Petschek, ở góc độ doanh nghiệp, quá trình gặp không ít rào cản và phải lập các “rada” để tìm kiếm các mối đe đọa cũng như tìm kiếm các cơ hội, lập trình để dẫn dắt sự thay đổi trong doanh nghiệp.

“Tốc độ thay đổi sẽ tiếp tục gia tăng, đòi hỏi chúng ta thích ứng cái tốt hơn. Dự đoán chính xác điều gì sẽ thay đổi là điều gần như không thể, nhưng chúng ta biết mọi thứ sẽ thay đổi”, ông nói. 

Nhận định về lý do khiến doanh nghiệp thất bại, ông Bruno Anjos - Giám đốc Phát triển kinh doanh của Học viện NeuroLeadership, cho rằng có 2 lý do khiến một công ty thất bại sau thời gian tăng trưởng. Thứ nhất, chính là sự thành công trong quá khứ và thứ 2 là khả năng dẫn dắt sự thay đổi.

>>>Bà Cao Thị Ngọc Dung tái đắc cử Chủ tịch HAWEE nhiệm kỳ II

Từ thực tiễn doanh nghiệp, Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân TP HCM, Chủ tịch HĐQT PNJ - bà Cao Thị Ngọc Dung, chia sẻ, chính vì nắm bắt được các lý do thất bại - thành công của một công ty như vậy, nên trong suốt hành trình 35 năm, PNJ luôn mang trong mình tư duy đổi mới để phát triển. Bắt đầu từ một doanh nghiệp nhà nước, sau đó cổ phần hóa và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, PNJ liên tục thay đổi để đi cùng phát triển chung của kinh tế và xã hội.

Bà Cao Thị Ngọc Dung (thứ hai từ phải sang), chia sẻ cùng các diễn giả về chiến lược thích ứng nhanh nhằm dẫn dắt, tạo ra sự thay đổi trong doanh nghiệp

Bà Cao Thị Ngọc Dung (thứ hai từ phải sang), chia sẻ cùng các diễn giả về chiến lược thích ứng nhanh nhằm dẫn dắt, tạo ra sự thay đổi trong doanh nghiệp

Theo Bà Cao Thị Ngọc Dung, trong hàng chục năm thay đổi đó, PNJ - khác mô hình doanh nghiệp nhà nước - luôn tìm cái mới. Song sự thay đổi mạnh mẽ nhất, có thể gọi là “thức tỉnh” là vào năm 2011, sau khi bà đọc được hai cuốn sách "Dẫn dắt sự thay đổi" của John P. Kotter và "Lãnh đạo sự thay đổi". Lúc bấy giờ, tập thể PNJ đã dành nguyên một năm để đọc, thảo luận và chuẩn bị cho những bước cải tiến có sự đột phá mạnh cho những năm tiếp theo.

“Cứ 5 năm PNJ sẽ “nhấn nút F5 Refresh’’, xem lại chiến lược của công ty còn phù hợp hay không và toàn thể các thành viên đều được học hỏi, tái tạo để tạo nên sự sáng tạo, mới mẻ cho doanh nghiệp”, bà Dung nói. 

Thành quả là không năm nào PNJ không vượt kế hoạch, và cũng chưa năm nào PNJ ở trong thế khó bất chấp những biến động. Thống kê thập kỷ qua, chỉ số doanh thu, tài sản của Công ty tăng trưởng đều. Đặc biệt, EPS (hiệu suất đầu tư vào cổ phiếu PNJ) nhảy vọt giai đoạn 2015-2018.

Mới đây, Chủ tịch PNJ cũng hé lộ, công ty đầu tư vào chiến lược điện toán đám mây đã góp phần giúp tăng công suất hệ thống lên tới 500% với chi phí tối ưu, giảm hàng nghìn giờ làm (lãng phí) cho các hoạt động nội bộ, đồng thời tăng năng suất bán hàng lên tới 200%.  Chưa dừng ở đó, PNJ cũng đã chuyển đổi thành công toàn bộ ERP và các hệ thống khác sang điện toán đám mây. 

“Ngoài ra, yếu tố tiên quyết để tái cấu trúc thành công trên quan điểm PNJ, gồm: Thứ nhất phải bắt đầu từ tư duy của người lãnh đạo và đội ngũ. PNJ luôn xác định rõ mục tiêu cho sự thay đổi và giải thích rõ cho tất cả nhân viên của mình thấu hiểu về sự quan trọng, cần thiết cho những sự chuyển đổi. 

Thứ hai, quá trình chuyển đổi không hề đơn giản mà gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, để thành công phải có sự kiên định, quyết tâm, phải là một công ty có văn hóa mạnh. Bởi, chính con người, văn hóa doanh nghiệp, niềm tin đã giúp công ty hài hòa giữa đội ngũ nòng cốt và những nhân sự mới để thích nghi với sự thay đổi”, Chủ tịch PNJ cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Xây dựng chiến lược quản trị dữ liệu hiệu quả để phát triển mạnh mẽ trong một thế giới đa kết hợp

    Xây dựng chiến lược quản trị dữ liệu hiệu quả để phát triển mạnh mẽ trong một thế giới đa kết hợp

    17:10, 22/09/2020

  • 4 chiến lược quản trị nhân sự cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

    4 chiến lược quản trị nhân sự cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

    11:32, 11/03/2020

  • 4 chiến lược quản trị nhân sự cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

    4 chiến lược quản trị nhân sự cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

    07:00, 02/02/2020

  • Chiến lược quản trị nhân tài của Chủ tịch TTC Đặng Văn Thành

    Chiến lược quản trị nhân tài của Chủ tịch TTC Đặng Văn Thành

    04:05, 02/07/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến lược “thích ứng nhanh” thời VUCA được doanh nghiệp áp dụng ra sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO