Chiến lược tiêm chủng của Ấn Độ (Bài cuối): Kinh nghiệm đối với Việt Nam

TS. PHẠM SỸ THÀNH - Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong - Trung Quốc, VNUA 18/09/2021 05:00

Đối tượng ưu tiên tiêm chủng cần tiếp cận từ ưu tiên về sức khỏe cộng đồng thay vì vị trí công tác như cách xác định của Bộ Y tế.

Nhân viên y tế Ấn Độ tiêm vacicne AstraZeneca cho một sinh viên ở thành phố Mumbai ngày 22/6. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế Ấn Độ tiêm vacicne AstraZeneca cho một sinh viên ở thành phố Mumbai ngày 22/6. Ảnh: AFP.

Những khan hiếm trong việc tìm kiếm nguồn vaccine và sự bùng phát bất ngờ của biến chủng Delta đã khiến Việt Nam từ một điển hình chống dịch thành công trở thành một quốc gia bị dịch bệnh tàn phá.

Không chỉ thời gian dịch bệnh kéo dài mà tỷ lệ tử vong tại các vùng dịch cũng tăng mạnh lên tới xấp xỉ 4,5%.

Điều này khiến chiến lược chống dịch bệnh và cả tiêm chủng phải có những điều chỉnh với ưu tiên mới để đảm bảo tính mạng cho người dân. Từ trường hợp Ấn Độ, Việt Nam có thể tiếp thu được một số kinh nghiệm sau:

Đối tượng ưu tiên tiêm chủng cần tiếp cận từ ưu tiên về sức khỏe cộng đồng thay vì vị trí công tác như cách xác định của Bộ Y tế.

Việc xác định độ tuổi ưu tiên tiêm chủng nên được hạ thấp xuống ngưỡng 50 hoặc thấp hơn tùy theo số liệu dịch tễ có được. Những người bị bệnh nền cũng cần được ưu tiên.

Chỉ cần 2 app quản lý người bệnh và tiêm chủng như Ấn Độ để dễ quản lý.

Chỉ cần 2 App quản lý người bệnh và tiêm chủng như Ấn Độ để dễ quản lý.

Chiến lược tiêm chủng trên diện rộng cần gắn liền với xây dựng năng lực dự trữ, bảo quản và phân phối vaccine COVID-19. Việt Nam vẫn chưa có vaccine tự sản xuất trong nước được cấp phép sử dụng.

Quỹ vaccine vẫn còn dôi dư. Nhưng việc tiêm chủng không chỉ dừng lại ở “phổ cập” hai mũi mà với các biến chủng như hiện nay, việc tiêm chủng có thể lên tới ba mũi, bốn mũi hoặc hơn thế.

Vì vậy, chiến lược tiêm chủng thông minh cần tính đến bài toán đặt mua thêm vaccine trong dài hạn hoặc cấp phép cho các vaccine trong nước đủ tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó, việc bảo quản và logistics để phân phối vaccine cũng vô cùng quan trọng trong vòng 2-3 năm tới.

Việc quản lý theo dõi ca nhiễm và tiêm chủng cần được ứng dụng công nghệ tốt hơn, liên thông và khai thác được dữ liệu.

Kinh nghiệm của Ấn Độ là chỉ cần hai app cho hai công việc này.

Ngày 5/7 vừa qua, Ấn Độ đã tuyên bố sẵn sàng chuyển giao công nghệ mã nguồn mở của ứng dụng Co-WIN cho tất cả các quốc gia để giúp quản lý tiêm chủng.

Đây là dạng cơ sở hạ tầng kĩ thuật số rất cần thiết mà Việt Nam có thể cân nhắc “nhập khẩu” để nhanh chóng giúp ích cho việc quản lý, khống chế dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến lược tiêm chủng của Ấn Độ (Bài 3): Quản lý tiêm chủng bằng công nghệ

    Chiến lược tiêm chủng của Ấn Độ (Bài 3): Quản lý tiêm chủng bằng công nghệ

    05:00, 17/09/2021

  • Chiến lược tiêm chủng của Ấn Độ (Bài 2): Xác định trúng đối tượng!

    Chiến lược tiêm chủng của Ấn Độ (Bài 2): Xác định trúng đối tượng!

    05:00, 16/09/2021

  • Chiến lược tiêm chủng của Ấn Độ (Bài 1): Tự chủ nguồn cung

    Chiến lược tiêm chủng của Ấn Độ (Bài 1): Tự chủ nguồn cung

    05:30, 15/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến lược tiêm chủng của Ấn Độ (Bài cuối): Kinh nghiệm đối với Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO