Chiến lược tư duy tạo giá trị

PGS. Trần Phương Trà* 30/08/2022 16:02

Chỉ có sự gắn kết chặt chẽ “Chiến lược – Quy trình – Con người” mới tạo ra được một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo giải quyết hiệu quả các thách thức hiện tại và tương lai.

Trong bối cảnh vĩ mô hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng đang thay đổi rất nhanh. Trong đó, tăng trưởng xanh là xu hướng và ngày một trở nên cần thiết hơn. Việt Nam cũng đưa ra chiến lược tăng trưởng xanh và chuyển đổi số là công cụ để phát triển.

Thách thức cho doanh nghiệp

Bối cảnh vĩ mô đang nổi lên một số yếu tố tạo ra thách thức cho doanh nghiệp như sự rủi ro của dòng vốn đầu tư; số hóa và ứng dụng công nghệ có tốc độ tăng mạnh mẽ so với trước Covid-19; Phát triển bền vững và chuyên dịch cơ cấu lao động; Khủng hoảng năng lượng, lương thực toàn cầu, giảm cung và giá cả leo thang; Lạm phát đình trệ và suy thoái của các nền kinh tế lớn… Khó chồng khó hơn khi xung đột tại Ukraina, lạm phát gia tăng ở các nước lớn, chính sách zero Covid tại Trung Quốc… càng khiến doanh nghiệp thêm “khó thở”.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có khả năng đổi mới sáng tạo mạnh mẽ để đảm bảo khả năng thích ứng với sự biến đổi hiện tại. Tăng trưởng xanh là xu hướng. Việt Nam cũng đưa ra chiến lược tăng trưởng xanh và chuyển đổi số là công cụ để phát triển. Trong quá trình chuyển đổi, doanh nghiệp cần tập trung vào việc tạo ra những giá trị khác biệt.

Những doanh nghiệp tìm ra "kim chỉ nam" trong việc làm thế nào tạo ra giá trị cho khách hàng, cho nhân viên và cho những nhà cung cấp sẽ tạo ra hiệu suất cao ngoại lệ hơn so với các doanh nghiệp khác. Trong bối cảnh vĩ mô hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng đang thay đổi rất nhanh.

Đánh giá về mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp trên thế giới, hiện đã có Bộ chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành kỹ thuật số độc lập đầu tiên trên thế giới dành cho các nhà sản xuất (SIRI), bao gồm 3 trụ cột: Quy trình - Công nghệ - Tổ chức với các cấu phần nhỏ, giúp người quản lý có thể bao quát các mặt mà doanh nghiệp cần quan tâm trong quá trình đổi mới sáng tạo.

 Diễn đàn “Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - phục hồi và phát triển bền vững” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức.

Diễn đàn “Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - phục hồi và phát triển bền vững” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức.

Nhìn vào dữ liệu thống kê của bộ chỉ số SIRI vào năm 2022, những nhóm ngành có mức độ trưởng thành lớn nhất gồm công nghiệp bán dẫn, thiết bị điện tử, năng lượng và hóa chất, dược phẩm. Trong năm 2022, ngành logistics cũng có sức tăng trưởng ấn tượng nhờ sự phát triển của các sàn thương mại điện tử và nhu cầu mua sắm online trong thời đại dịch.

Dữ liệu cũng cho thấy, tập đoàn đa quốc gia hay các doanh nghiệp nhỏ, thì sự ưu tiên lớn nhất là năng suất, sau đó là chất lượng sản phẩm. Nhưng với nhóm doanh nghiệp xuất sắc nhất gồm các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp top đầu tập trung vào tốc độ và sự linh hoạt.

Do đó, những chủ đề ưu tiên trong quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp cũng cần tập trung vào việc tạo ra những giá trị khác biệt cho doanh nghiệp.

Áp dụng tư duy luôn luôn tạo ra giá trị

Về vấn đề tư duy luôn luôn tạo ra giá trị, có thể dẫn chứng bài học từ tập đoàn hàng đầu của Pháp là Thales. Tập đoàn này đã tập trung vào từng cá nhân trong doanh nghiệp. Họ mời các nhân viên của mình tham gia vào các cuộc thi, đóng góp ý tưởng… để cải thiện bộ máy vận hành, xây dựng tương tác, đồng thời tạo tương tác giữa người và máy.

Đặc biệt, Thales đã sử dụng nền tảng bán lẻ trực tuyến như một lợi thế cạnh tranh để hỗ trợ các mục tiêu ngắn hạn, đồng thời đối phó với các thách thức trong tương lai.

Từ những kinh nghiệm quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng tư duy luôn luôn tạo ra giá trị cho khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp. Bên cạnh đó, cần xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể, xác định ưu tiên các chương trình tạo ra giá trị cho doanh nghiệp với tăng trưởng xanh hay số hóa. Cụ thể, với tăng trưởng xanh, kế hoạch hành động của doanh nghiệp cần đánh giá tính bền vững, xác định các cơ hội và công cụ để tiết kiệm/tối ưu hóa nguồn tái tạo; tài sợ cho sự bền vững; truyền thông để thay đổi và chuyển đổi trong tổ chức, hướng tới các bên liên quan; Chương trình tạo giá trị và chiến lược.

Với doanh nghiệp đang tiến hành số hóa phải có kế hoạch hành động cụ thể như Thay đổi mô hình kinh doanh sang các hình thức số hóa (platfoms); Dùng công cụ marketing số để nắm bắt nhanh nhu cầu của khách hàng, làm cho quy trình phát triển sản phẩm nhanh hơn; Chuyển đổi quá trình cung ứng để tối ưu hóa các máy chủ, tối ưu hóa nguồn lực…

Với khía cạnh tổ chức, đổi mới sáng tạo cần gắn liền với tổ chức, gắn với chiến lược để vận hành có tính hệ thống. Các doanh nghiệp quá tập trung vào việc nuôi dưỡng đổi mới sáng tạo, nhưng chưa đủ vào việc phát triển khả năng thương mại hóa các ý tưởng đổi mới. Bên cạnh đó, văn hóa sáng tạo, khởi nghiệp là môi trường tạo tiền đề cho những đổi mới sáng tạo về quy trình, sản phẩm và công nghệ.

*Chuyên ngành Quản trị Chiến lược, Giám đốc chương trình thạc sĩ QTKD, trường Kinh doanh IPAG (Paris, Pháp); Giám đốc mạng lưới chính sách kinh tế EPNet, AVSE Global

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến lược tư duy tạo giá trị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO