Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo FTA ASEAN - Trung Quốc có điều gì cần lưu ý?

Diendandoanhnghiep.vn Chính phủ vừa ban hành Nghị định 153/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2018 - 2022.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định về biểu thuế ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2018 - 2022

Chính phủ vừa ban hành Nghị định về biểu thuế ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2018 - 2022

Nghị định này quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2018 - 2022 và điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo FTA này.

Thuế nhập khẩu đối với khoảng 400 mặt hàng thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ được cắt giảm xuống còn từ 0 đến 5%, bắt đầu từ ngày 1/1/2018, như một phần trong các giai đoạn tiếp theo của Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ASEAN - Trung Quốc. Hiệp định này dự kiến sẽ giúp tăng gấp đôi kim ngạch thương mại giữa hai bên, lên mức 1 nghìn tỷ USD, vào năm 2020.

Trước đó, ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện tháng 11/2002. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 7/2005), Hiệp định về Thương mại Dịch vụ (có hiệu lực từ tháng 7/2007), Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 2/2010) nhằm thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc

Thứ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Chutima Bunyapraphasara cho biết, một khi 400 mặt hàng trong danh mục nhạy cảm được loại bỏ, giai đoạn cuối cùng của việc cắt giảm thuế đối với các mặt hàng rất nhạy cảm có thể bắt đầu.

Hầu hết hàng hoá thuộc danh mục nhạy cảm là các sản phẩm nông nghiệp và hàng hoá chính vốn đã được bảo hộ trong một thời gian dài bởi mức thuế nhập khẩu cao để giúp nông dân địa phương tránh được sự cạnh tranh từ hàng loạt hàng hóa nhập khẩu thông qua FTA.

"Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế quan sắp tới sẽ được tiến hành dần dần, cho phép hai bên có thời gian để điều chỉnh. Giai đoạn mới này của FTA sẽ dẫn đến kim ngạch thương mại tăng mạnh giữa ASEAN và Trung Quốc", bà Chutima cho biết.

ASEAN và Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán hiệp định thương mại tự do từ đầu những năm 2000, và đạt được thỏa thuận vào năm 2004. Thuế nhập khẩu cho khoảng 90% tổng số hàng hoá, tương đương 8.600 mặt hàng, đã giảm xuống còn từ 0 đến 5%. Hầu hết hàng hóa sẽ được cắt giảm thuế xuống còn 0-5% bắt đầu từ năm tới bao gồm lúa mì, nước trái cây, lốp xe, polyester, đồ chơi, máy làm lạnh và thiết bị điện.

FTA đã nâng kim ngạch thương mại giữa hai bên từ 65,8 tỷ USD năm 2006 lên 450 tỷ USD vào năm 2016. Kim ngạch thương mại dự kiến sẽ tăng lên 1 nghìn tỷ USD vào năm 2020.

Bộ trưởng Thương mại Thái Lan cũng đề cập đến Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông, dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2019. Theo đó, Hiệp định này có thể giúp cắt giảm thuế nhập khẩu xuống còn 47%, thấp hơn mức 53% mà Hồng Kông sử dụng để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.

Theo GS. Lưu Anh của Viện nghiên cứu tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông sẽ ngăn Hồng Kông tăng thuế nhập khẩu cao hơn 47% và bao gồm một thỏa thuận với Tổ chức Thương mại Thế giới rằng sẽ Hiệp định này sẽ giúp thúc đẩy thương mại giữa hai bên trong tương lai gần.

"Hai FTA này sẽ tăng cường các hoạt động đầu tư và kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa của hai bên. Với các doanh nghiệp của một số thị trường truyền thống với Trung Quốc như Thái Lan, Việt Nam..., lợi thế của các hiệp định này là tạo thêm thuận lợi giúp Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông, vốn là điểm kết nối quan trọng để bước vào thị trường Trung Quốc", GS. Lưu Anh nhấn mạnh.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng tốt được những cơ hội này, cũng như những thuận lợi mà các hiệp định này mang lại. Tuy nhiên, để được hưởng mức ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do, theo đại diện Bộ Công thương, các doanh nghiệp cần đảm bảo hàng hóa phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ.

Doanh nghiệp cũng cần có C/O ưu đãi, vốn là căn cứ pháp lý quan trọng nhất chứng minh cho xuất xứ của hàng hóa; được hưởng ưu đãi về thuế quan FTA; đồng thời kích thích việc tìm kiếm nguyên phụ liệu và tăng cường sản xuất tại các nền kinh tế thành viên FTA. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo FTA ASEAN - Trung Quốc có điều gì cần lưu ý? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711674916 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711674916 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10