Chính phủ cùng doanh nghiệp phản ứng nhanh trong đại dịch

NGUYỄN VIỆT 08/10/2022 11:33

Trước khó khăn do đại dịch Covid-19, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra những quyết sách rất nhanh, hiệu quả. Chúng tôi luôn tuân thủ các chính sách của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đưa ra.

>>Quyết sách đúng đắn từ Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp

Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT kiêm TGĐ ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) tại cuộc tọa đàm: "Chính phủ và doanh nghiệp: Đồng hành vượt khó" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, ngày 8/10.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm: Trong khó khăn, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra quyết sách vô cùng tuyệt vời - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT kiêm TGĐ ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Sacombank hoạt động trong lĩnh vực mang tính đặc thù, nên có thể nhìn khó khăn của đại dịch Covid-19 dưới hai góc độ. Thứ nhất, các doanh nghiệp giao dịch với Sacombank. Thời gian vừa qua, doanh nghiệp đã gặp phải rất nhiều khó khăn do bị đứt gãy chuỗi cung ứng, chi phí hoạt động doanh nghiệp tăng cao.

Trong đại dịch Covid-19, nguồn lực lao động cũng bị ảnh hưởng rất lớn, lạm phát, kinh tế suy giảm, doanh nghiệp thiếu hụt dòng tiền cũng như thanh khoản, cung-cầu của nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng rất lớn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp bị vướng một số rào cản về pháp lý trong thời gian giã cách xã hội. Khi Covid-19 bùng phát, người dân cũng chuyển dịch hành vi khi chuyển sang mua sắm trực tuyến… Trong bối cảnh như vậy, doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ hai, đối với lĩnh vực ngân hàng phải thực hiện nhiệm vụ kép, đó là chống dịch, vận hành doanh nghiệp và đồng hành cùng nền kinh tế. Duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đi cùng hỗ trợ lãi suất, miễn giảm phí, miễn giảm lãi theo chính sách kêu gọi của Ngân hàng nhà nước và Chính phủ, đảm bảo hoạt động thanh khoản, duy trì hoạt động trong suốt mùa dịch…

>>Chuyển đổi số - Cuộc đua ''sống còn'' của doanh nghiệp bất động sản

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Hiện đại hóa phương thức điều hành phục vụ doanh nghiệp.

“Trước những khó khăn đó, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra những quyết sách rất nhanh, hiệu quả. Và chúng tôi luôn tuân thủ các chính sách của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đưa ra”, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm bày tỏ.

Do đó, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đánh giá mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp cũng đã được vượt qua. Đối với ngành ngân hàng, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm cho biết, nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu giai đoạn đó là phải luôn ổn định thanh khoản, nâng cao năng lực quản trị và điều hành doanh nghiệp để thích ứng nhanh với sự thay đổi.

Cùng với đó là phải chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên của mình để vận hành hệ thống giao dịch trên toàn quốc, thay đổi mô hình kinh doanh cho phù hợp với xu thế. “Đây là những khó khăn mà chúng tôi đã gặp phải và đã vượt qua được trong đại dịch Covid-19”, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm nói.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Hồ Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC cho biết, đại dịch Covid-19 là tình huống khẩn cấp, với CMC đây là một sự trải nghiệm rất khó khăn. “Việc đầu tiên là sự an toàn của cán bộ công nhân viên. Chúng tôi đã có những chương trình hỗ trợ để phòng phòng ngừa trong trường hợp dịch có thể bùng phát mạnh hơn”, ông Hồ Thanh Tùng nói.

ông Hồ Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Hồ Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

CMC đã có những quyết định và chuẩn bị trước với tất cả các tình huống. tập đoàn đã xây dựng kế hoạch theo các cấp độ, đơn cử nếu trong trường hợp doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoàn toàn thì sẽ có phương án sản xuất như thế nào, hay phải dừng hoạt động một phần thì sẽ có giải pháp ra sao… Tất cả các phương án đưa ra đều có các quy trình đi theo, để làm sao trong các phương án đó thì hoạt động của tập đoàn vẫn diễn ra bình thường và xuyên suốt.

Vẫn theo ông Hồ Thanh Tùng, CMC không chỉ có sản xuất kinh doanh mà còn phải chịu trách nhiệm rất lớn trong việc bảo toàn hệ thống công nghệ thông tin quốc gia, các doanh nghiệp là khách hàng của CMC như ngân hàng…

Thời điểm mọi người phải làm việc ở nhà, nhưng 1/3 nhân viên của CMC vẫn phải có giấy phép đi đường để đi đến kiểm tra tại các trung tâm viễn thông cũng như công nghệ thông tin.

“Nếu có bất kỳ một sự cố nào liên quan đến công nghệ thông tin của Chính phủ, các bộ, ngành hay ngân hàng thì chúng tôi vẫn phải cử cán bộ đến hỗ trợ và xử lý các tình huống nhằm đảm bảo cho hệ thống an toàn ở mức độ cao nhất”, ông Hồ Thanh Tùng nhấn mạnh.

Đặc biệt, trong thời điểm đó nhu cầu thông suốt của thông tin để phục vụ chống dịch là một trong những nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ yêu cầu đối với các tập đoàn công nghệ tại Việt Nam phải sẵn sàng hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

  • Quyết sách đúng đắn từ Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp

    09:38, 08/10/2022

  • Chuyển đổi số - Cuộc đua ''sống còn'' của doanh nghiệp bất động sản

    03:00, 08/10/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Hiện đại hóa phương thức điều hành phục vụ doanh nghiệp.

    18:40, 07/10/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chính phủ cùng doanh nghiệp phản ứng nhanh trong đại dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO