“Tham nhũng vặt” được tạo ra, "cài cắm" trong chính sách, thủ tục là một trong những rào cản xây Chính phủ kiến tạo.
Sau rất nhiều ý kiến trái chiều, Dự thảo tiêu chuẩn nước mắm sẽ được Bộ Tư Pháp xem xét ngày 19/3.
Cài cắm công vụ?
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết có ba nguyên tắc trong việc xây dựng bộ quy phạm thực hành sản xuất nước mắm. Một là phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội của nước ta tại thời điểm này. Hai là phải đảm bảo nguyên tắc đồng thuận của các thành phần liên quan trong xã hội. Đây là nguyên tắc không phải ngoại lệ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới. Ba là phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
Với dự thảo TCVN 12607:2019, khi dự thảo chuyển sang Bộ KH&CN thẩm định, công bố thì nhận được nhiều ý kiến trái chiều của nhiều tổ chức, cá nhân và giới báo chí. “Đối chiếu các nguyên tắc trên thì thấy chưa đảm bảo nên Bộ tạm dừng thẩm định để tiếp tục xin ý kiến các tổ chức, hiệp hội. Mục đích để khi ban hành bộ tiêu chuẩn phải đảm bảo sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng và không ảnh hưởng đến sản xuất của các đơn vị sản xuất nước mắm.
Các doanh nghiệp cho rằng có hơn 50 nội dung quy định không phù hợp với thực tế sản xuất nước mắm. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất truyền thống đang bị cạnh tranh mạnh mẽ, hàng giả hàng nhái tràn lan thì dự thảo này nếu được thông qua lại càng làm doanh nghiệp kiệt quệ thêm. Không ít doanh nghiệp cho rằng dự thảo có nhiều nội dung mang tính chất "bóp nghẹt" các cơ sở nước mắm truyền thống khi đưa ra những tiêu chuẩn bất hợp lý..
Tại cuộc họp của Tổ công tác tiến hành kiểm tra các bộ, cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ giao tại Nghị quyết số 01/2019 và Nghị quyết số 02/2019 mới đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã nhìn nhận: Chúng ta đưa ra quy chuẩn của nước mắm công nghiệp áp cho tất cả các loại nước mắm truyền thống là rất dở. Các doanh nghiệp, hộ gia đình làm nước mắm truyền thống làm ầm ầm lên, rất khổ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng lưu ý các bộ, ngành đơn vị khi soạn thảo quy định cần “nghe nhiều tai, nhiều chiều”, lấy thêm ý kiến doanh nghiệp. Đặc biệt, không để tình trạng “cài cắm công vụ, thủ tục” vào văn bản.
Có thể bạn quan tâm
11:01, 15/03/2019
01:20, 15/03/2019
19:39, 14/03/2019
15:00, 13/03/2019
09:50, 12/03/2019
06:16, 12/03/2019
05:30, 12/03/2019
01:30, 12/03/2019
20:05, 11/03/2019
15:00, 11/03/2019
11:00, 07/03/2019
12:05, 06/03/2019
Chặn “lây lan”
Dự thảo TCVN 12607:2019 điều chỉnh hoạt động trong phạm vi chuyên ngành không quá rộng nhưng rất nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo tiêu chuẩn nước mắm là một trong những biểu hiện rõ nét của tham nhũng vặt, tạo ra các điều kiện 'cài cắm' trong chính sách, thủ tục. Không phải các nhà soạn thảo không biết, không hiểu mà cố tình đưa vào.
Nhìn rộng hơn, trong bất kỳ một lĩnh vực nào một quy định mà ở đó nếu có sự nhập nhèm, làm méo mó thị trường, có lợi cho nhóm này, bất lợi cho nhóm khác đều đi ngược lại tinh thần kiến tạo của Chính phủ. Nó dứt khoát không thể tồn tại, kể cả khi đã được ban hành.
Bởi Chính phủ kiến tạo là tinh thần và hành động xuyên suốt từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Trong đó Chính phủ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển, chứ không phải bị động đối phó với những diễn biến trên thực tế. Chính phủ phải kiến thiết được môi trường kinh doanh thuận lợi, không chỉ đứng đầu trong nhóm các nước ASEAN, mà còn phấn đấu vươn lên tiêu chí của các nước nhóm OECD. Quan trọng hơn, Chính phủ nói đi đôi với làm, siết chặt kỷ cương, đặc biệt phải thay ngay cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc.
Sự khác biệt của Chính phủ kiến tạo là chủ động hơn trong xây dựng thể chế, pháp luật chứ không chỉ điều hành trên những gì pháp luật có sẵn. Bộ máy Chính phủ phải năng động hơn, có sáng kiến nhiều hơn, nghiên cứu thế giới xung quanh nhiều hơn để áp dụng cùng với đường lối, chính sách của Đảng để chủ động tốt hơn, chứ không phải rơi vào thế bị động…
Trở lại với câu chuyện dự thảo TCVN 12607:2019, rõ ràng tinh thần “kiến tạo” không được thể hiện, thậm chí còn đi ngược lại. Nó cũng phản ánh một thực tế là dù Chính phủ đã rất nỗ lực nhưng ở các bộ ngành vẫn có xu hướng xây dựng “giấy phép con kiểu mới”. Và nếu không được sử lý dứt điểm sẽ dễ “lây lan” sang các lĩnh vực khác, gây tác động tiêu cực nhiều hơn. Đây là một thách thức, đòi hỏi hành động quyết liệt hơn từ các bộ, ngành để tinh thần kiến tạo thực sự tạo được môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và hiệu quả.