CHÍNH PHỦ LẮNG NGHE (XIII): EVFTA - động lực thúc đẩy phát triển thể chế và môi trường kinh doanh

Diendandoanhnghiep.vn Có 70% doanh nghiệp châu Âu cho biết đã được hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA kể từ khi Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/8.

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan vào triển vọng kinh doanh tại Việt Nam.

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan vào triển vọng kinh doanh tại Việt Nam.

Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) mới đây đã công bố kết quả chỉ số Môi trường Kinh doanh (Business Climate Index - BCI) cho thấy, các doanh nghiệp châu Âu kết thúc năm 2020 với góc nhìn lạc quan về môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam, ghi nhận ở mức cao nhất kể từ thời điểm bùng phát dịch COVID-19.

Cụ thể, BCI tăng 6 điểm trong quý IV/ 2020, đạt 63,6 điểm phần trăm khi kết thúc năm 2020 với kết quả cao. Tổng cộng, chỉ số này đã tăng 37 điểm kể từ năm ngoái, sau khi ghi nhận mức điểm thấp kỷ lục trong quý I/2021 với sự bùng phát dịch COVID-19 lần thứ nhất.

Trong thời gian qua, BCI đã duy trì mức tăng trưởng tích cực khi Việt Nam đối phó thành công với đại dịch và kết hợp thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đồng thời, cải thiện niềm tin vào nền kinh tế và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Với việc Hiệp định EVFTA đã đi vào hiệu lực, EuroCham cũng khảo sát các thành viên về nhận thức của họ về tác động của Hiệp định đối với hoạt động kinh doanh của họ. Theo đó, tín dấu hiệu đáng khích lệ là có 70% doanh nghiệp cho biết đã được hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA kể từ khi Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/8. Tuy nhiên, có 33% doanh nghiệp cũng cho rằng “thủ tục hành chính” sẽ là thách thức chính để họ tối ưu lợi thế Hiệp định EVFTA.

Tại Hội thảo "EVFTA - Cải thiện Môi trường Kinh doanh”, do phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tổ chức vào cuối tháng 12/2020, ông Giorgio Aliberti - Đại sứ EU tại Việt Nam cho biết, EVFTA là cơ hội để các nhà sản xuất Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cùng các công ty của châu Âu. Hiệp định đã mở ra "con đường cao tốc” để các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Việt Nam.

EVFTA còn được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi về chất cho nền kinh tế Việt Nam như cải thiện thể chế và toàn diện môi trường kinh doanh, đồng thời cân đối cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam. Những thay đổi này bước đầu được minh chứng thông qua sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như dòng vốn FDI lớn từ EU đổ vào Việt Nam.

"Cơ hội là sẵn có. Tuy nhiên, tạo nên môi trường kinh doanh ổn định hơn, dễ đoán định hơn và mang lại những thuận lợi cho các doanh nghiệp là mục tiêu đặc biệt quan trọng. Chúng ta cần nhìn nhận diện mạo mới này một cách rõ ràng và cụ thể hơn, để tận dụng được EVFTA và tạo ra cú hích cho phát triển kinh tế”. Đại sứ Giorgio Aliberti chia sẻ.

5448VPCP-KSTT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Văn bản số 5448VPCP-KSTT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Trước đó, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 1/7/2020, có bài viết “Chủ tịch EuroCham: Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 10 châu Á vào 2050”, trong đó nêu: EuroCham đánh giá Việt Nam đang trở thành thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nhờ chi phí thấp, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tầng lớp trung lưu tăng và môi trường đầu tư thuận lợi.

“Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả thực thi EVFTA, một trong những yếu tố hàng đầu là tiếp tục thúc đẩy những tiến bộ tích cực trong cải cách hành chính, hợp lý hóa các điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư và hiện đại hóa khung pháp lý, trong đó có việc thành lập Hội đồng doanh nghiệp của EVFTA để xem xét các thách thức trong quá trình triển khai và phối hợp giải quyết các vướng mắc".

Về nội dung trên, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 5448VPCP-KSTT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý theo thẩm quyền”, văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng nhấn mạnh.

Đại diện thương mại EU Cecilia Malmstrom, Bộ trưởng Kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Romania Stefan Radu Oprea và Bộ trưởng Công thương VN Trần Tuấn Anh tại lễ ký EVFTA ở Hà Nội hôm 30/6/2019

Từ phải sang: Đại diện thương mại EU Cecilia Malmstrom, Bộ trưởng Kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Romania Stefan Radu Oprea và Bộ trưởng Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh tại lễ ký EVFTA ở Hà Nội hôm 30/6/2019.

Tại thời điểm đó, ông Nicolas Audier, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho rằng, khi EVFTA có hiệu lực vào tháng 8/2020, một trong những yếu tố hàng đầu là tiếp tục thúc đẩy những tiến bộ tích cực trong cải cách hành chính, hợp lý hóa các điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư và hiện đại hóa khung pháp lý. Trong đó, cơ quan thẩm quyền của Việt Nam, EU và các doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện những giải pháp để bảo đảm tính hiệu quả thực thi, trong đó có việc thành lập Hội đồng doanh nghiệp của EVFTA để xem xét các thách thức trong quá trình triển khai và phối hợp giải quyết.

Ông Nicolas Audier cho hay, các thành viên của chúng tôi chia sẻ mục tiêu với Chính phủ về thu hút nguồn vốn đầu tư FDI. Trong khi các nền kinh tế khác trên thế giới còn đang phải vật lộn với tác động của đại dịch COVID-19, Việt Nam hiện đang có cơ hội vàng để tận dụng EVFTA và thu hút FDI từ các công ty châu Âu những doanh nghiệp đang tìm kiếm thị trường mở, canh tranh và thân thiện với doanh nghiệp. "Chúng tôi tin rằng, chúng ta sẽ còn thấy nhiều công ty châu Âu đầu tư vào Việt Nam trong tương lai", ông N.Audier nói.

EuroCham đánh giá Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh, đầu tư trong nước, từ đó trở thành một thị trường hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Chi phí kinh doanh thấp, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tầng lớp trung lưu tăng vọt và môi trường thuận lợi đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Chủ tịch Nicolas Audier nhận định, trong vài thập kỷ tới, Việt Nam được kỳ vọng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm ước tính là 5% trong giai đoạn 2014 đến 2050. Nhu cầu trong nước tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp và xuất khẩu mạnh nhờ vào dòng vốn FDI là những yếu tố sẽ đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 trên thế giới và thứ 10 châu Á vào năm 2050.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh. Việt Nam hiện đứng thứ 70 trong số 190 quốc gia trên toàn thế giới trong bảng xếp hạng Mức độ Dễ dàng Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới 2020, giảm một bậc so với năm 2019. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam xếp thứ 5 nhưng khoảng cách còn khá xa so với Thái Lan, Malaysia.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết CHÍNH PHỦ LẮNG NGHE (XIII): EVFTA - động lực thúc đẩy phát triển thể chế và môi trường kinh doanh tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711673436 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711673436 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10