CHÍNH PHỦ LẮNG NGHE (III): Xử lý tình trạng "loạn" thị trường xe điện

ANH KHÔI 12/02/2021 17:59

Trước thực trạng phản ánh của Diễn đàn Doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, cùng với Bộ Công an nghiên cứu, xử lý phản ánh của cơ quan báo chí...

Theo đó, trước những phản ánh của cơ quan ngôn luận, ngày 19/5/2020, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 7695/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, cùng với Bộ Công an nghiên cứu, xử lý phản ánh của Báo Diễn đàn doanh nghiệp về việc "Loạn" thị trường xe điện và nỗi lo an toàn giao thông.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, cùng với Bộ Công an nghiên cứu, xử lý và trả lời cho Báo Diễn đàn doanh nghiệp biết.

Văn bản chỉ đạo của Văn phòng chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu, xử lý tình trạng

Văn bản chỉ đạo của Văn phòng chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu, xử lý tình trạng "loạn" thị trường xe đạp điện - Ảnh: DĐDN

Trước đó, ngày 10/9/2020, Diễn đàn Doanh nghiệp có bài phản ánh về việc "Loạn" thị trường xe điện và nỗi lo an toàn giao thông, phản ánh về việc kiểm soát chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của xe đạp điện, xe máy điện chưa được coi trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, thậm chí là cháy nổ, mất an toàn giao thông.

Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, có khoảng 700.000 xe điện (năm 2019) được cấp chứng nhận hợp tiêu chuẩn, được phép bán ra thị trường và lưu thông, hầu hết được sản xuất, lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, thực tế trên thị trường, lượng xe đạp điện bán ra lớn hơn nhiều lần, do vẫn đang tồn tại hoạt động sản xuất, lắp ráp chui hoặc nhập lậu.

Dư luận vô cùng quan ngại trước thực trạng quản lý xe đạp điện trên thị trường hiện nay - Ảnh: DĐDN

Dư luận vô cùng quan ngại trước thực trạng quản lý xe đạp điện trên thị trường hiện nay - Ảnh: DĐDN

Các chuyên gia cho rằng, những sản phẩm xe điện nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và chứng nhận chất lượng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây nguy hiểm và thiệt thòi lớn nhất vẫn là người tiêu dung, đặc biệt, khi sản phẩm gặp vấn đề, người tiêu dùng sẽ phải đối mặt với nhiều rắc rối, thậm chí là cháy nổ, mất an toàn giao thông, nguy hiểm đến tính mạng mà không biết kêu ai, ai chịu trách nhiệm?

Đáng nói, trên thực tế lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý rất nhiều vụ “tuồn” xe đạp điện, xe máy điện từ nước ngoài vào Việt Nam và gắn nhãn mác “made in Việt Nam”. Số liệu thống kê từ Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho thấy, cả nước hiện có hàng triệu xe máy điện, xe đạp điện, tuy nhiên, mới quản lý được 10%, số còn lại bị “thả nổi”.

Đại diện Văn phòng thường trực BCĐ 389 Quốc gia cho biết, các đối tượng buôn lậu thường nhập lậu xe đạp điện từ Trung Quốc về sau đó được phù phép bằng việc làm giả các giấy tờ chứng minh về nguồn gốc xuất xứ.

“Đa số các vụ việc bị phát giác và bắt giữ khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, chủ hàng chỉ xuất trình được hóa đơn mua bán hàng. Ngoài ra, không có bất cứ giấy tờ gì chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng, hiện nay trên thị trường, giá cả của xe đạp điện, xe máy điện không hề rẻ, bởi vậy khi “phù phép”, hợp thức hóa được những sản phẩm này các đối tượng thu lợi nhuận rất cao”, vị đại diện này cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

  • CHÍNH PHỦ LẮNG NGHE: Cải tạo chung cư cũ sẽ… không cũ

    CHÍNH PHỦ LẮNG NGHE: Cải tạo chung cư cũ sẽ… không cũ

    11:40, 12/02/2021

  • Chính phủ lắng nghe, kiến tạo và hành động

    Chính phủ lắng nghe, kiến tạo và hành động

    05:03, 12/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
CHÍNH PHỦ LẮNG NGHE (III): Xử lý tình trạng "loạn" thị trường xe điện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO