Chính phủ lập phương án điều tiết giá thịt lợn

ANH DUY 02/06/2020 17:28

Thủ tướng đề nghị đưa ra những giải pháp, những yếu tố cấu thành giá thịt lợn, trong đó có chi phí thức ăn chăn nuôi, vấn đề giống, tái đàn và đặc biệt là khâu trung gian.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 vừa được tổ chức trong “trạng thái bình thường mới”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yêu cầu giải quyết căn cơ, bài bản vấn đề giá thịt lợn cao.

Thủ tướng Phải giữ giá thịt lợn ổn định bằng tư duy chuỗi liên kết giá trị, bằng khuyến khích đầu tư quy mô lớn

Thủ tướng yêu cầu phải giữ giá thịt lợn ổn định bằng tư duy chuỗi liên kết giá trị, bằng khuyến khích đầu tư quy mô lớn.

Theo Người đứng đầu Chính phủ, giá thịt lợn hiện nay vẫn ở mức cao mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp. Thủ tướng đề nghị đưa ra những giải pháp, những yếu tố cấu thành giá thịt lợn, trong đó có chi phí thức ăn chăn nuôi, vấn đề giống, tái đàn và đặc biệt là khâu trung gian.

Thủ tướng nêu rõ quan điểm là giải quyết căn cơ, bài bản vấn đề giá thịt lợn cao nhưng cũng tránh những thời điểm thịt lợn rớt giá, làm tổn hại đến lợi ích người nuôi heo, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững ngành chăn nuôi.

“Phải giữ giá thịt lợn ổn định bằng tư duy chuỗi liên kết giá trị, bằng khuyến khích đầu tư quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là giải quyết tốt khâu đầu vào, giống, thức ăn, phát động tái đàn trên cơ sở khống chế dịch tả lợn châu Phi cùng những biện pháp khác như nhập khẩu”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, ngay trong ngày 2/6, Bộ NN&PTNT đã có văn bản chỉ đạo các tỉnh thành triển khai các giải pháp tối ưu nhất để tái đàn và tăng đàn lợn, đảm bảo nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới.

Văn bản của Bộ NN-PTNT gửi đi ngày 2/6 nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho nhu cầu tiêu dùng. Trên cơ sở báo cáo của cơ quan chuyên môn của tỉnh, đến nay tỉnh (thành phố) tái đàn lợn chỉ đạt ở mức thấp so với thời điểm trước khi có bệnh Dịch tả lợn châu Phi.

Theo đó, Bộ này đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp triển khai các giải pháp tối ưu nhất để tái đàn và tăng đàn lợn, đảm bảo nguồn cung thịt lợn.

Cụ thể, có chính sách hỗ trợ về đất đai, lãi suất vốn vay, tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng cường tái đàn và tăng đàn lợn. Kịp thời công bố hết dịch khi đủ điều kiện để các cơ sở chăn nuôi tái đàn, tăng đàn đảm bảo an toàn sinh học.

Ngoài ra cần có chính sách hỗ trợ cụ thể cho việc tái đàn và tăng đàn; hoàn thiện thủ tục hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi trong thời gian qua.

Đáng chú ý, khi thực hiện tái đàn, tăng đàn, phải tổ chức thông tin, tuyên truyền chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng dẫn của Bộ này.

Thực tế, từ cuối năm 2019 đến nay, do thiếu nguồn cung nên giá lợn hơi xuất chuồng tăng lên mức cao nhất trong lịch sử. Kéo theo đó, giá thịt lợn tại chợ, siêu thị cũng neo ở mức cao chót vót.

Để giúp mặt hàng này hạ nhiệt, ngoài việc thúc đẩy tái đàn, tăng đàn lợn trong nước, hiện nay việc nhập khẩu thịt lợn đông lạnh, nhập khẩu con giống về tạo đàn cũng được đẩy mạnh. Đặc biệt, mới đây Bộ NN&PTNT cũng quyết định cho nhập khẩu lợn sống nguyên con về giết thịt để ổn định nguồn cung và giá cả mặt hàng này. 

Có thể bạn quan tâm

  • Thuế nhập khẩu thịt lợn đông lạnh dự kiến giảm xuống 10%

    14:06, 29/05/2020

  • Điều tiết thị trường: Nhìn từ thịt lợn

    05:40, 28/05/2020

  • Đã có lệnh "hạ nhiệt", vì đâu giá thịt lợn vẫn tăng?

    17:16, 27/05/2020

  • Uỷ ban Kinh tế Quốc hội: Có ý kiến đề nghị báo cáo việc kiểm tra yếu tố hình thành giá thịt lợn tại doanh nghiệp lớn

    11:11, 20/05/2020

  • Nhanh chóng tái đàn và nhập khẩu để giảm giá thịt lợn

    00:00, 16/05/2020

  • Giải pháp "hạ nhiệt" giá thịt lợn

    05:30, 07/05/2020

  • Giá nhiều mặt hàng giảm nhưng giá thịt lợn vẫn "cố thủ" mức cao vì đâu?

    18:49, 05/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chính phủ lập phương án điều tiết giá thịt lợn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO