Chính phủ yêu cầu 5 bộ ngành "giải cứu" doanh nghiệp hàng không

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Y tế và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét xử lý về kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp ngành hàng không.

Văn phòng Chính phủ vừa có phiếu chuyển số 1879/CP – VPCP gửi các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Y tế và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xem xét xử lý về kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp ngành hàng không do Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) trình Thủ tướng.

Thống kê đến nay, nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways đã lên tới trên 50.000 tỷ đồng, dòng tiền bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Đến nay, nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways đã lên tới trên 50.000 tỷ đồng, dòng tiền bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Trước đó, trong văn bản số 98/TTr – VBA gửi Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 9/2021, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam cho biết đợt dịch lần thứ ba và thứ tư rơi vào mùa bay cao điểm tết và mùa du lịch hè 2021 đã khiến doanh thu các doanh nghiệp hàng không giảm trên 90% so với cùng kỳ.

Từ đầu tháng 5/2021 đến nay, gần 100% chuyến bay chở khách trong nước và quốc tế đã bị đóng băng. Trong khi đó, năm 2020, doanh thu của các hãng hàng không Việt Nam giảm trên 60%, lỗ hơn 16.000 tỷ đồng.

Năm 2021, doanh thu các hãng tiếp tục giảm và sẽ lỗ nhiều hơn năm 2020. Dù vậy, mỗi tháng các hãng vẫn phải chi trên 100 tỷ đồng để trả tiền thuê máy bay, tiền vay ngân hàng, trả cho đối tác cung cấp dịch vụ đầu vào, duy tu bảo dưỡng và trả lương nhân viên.

Thống kê đến nay, nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways đã lên tới trên 50.000 tỷ đồng, dòng tiền bị thiếu hụt nghiêm trọng. 

Trong đó, tính đến 30/6/2021, Vietnam Airlines nợ quá hạn lên đến 13.337 tỷ đồng. Còn Vietjet trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 báo có lãi gộp nhưng đó là do bán tài sản, bán cổ phiếu quỹ và kinh doanh tài chính. 

"Thực chất, Vietjet cũng bị lỗ lớn ở trong ngành nghề kinh doanh chính của hãng là vận tải hàng không. Tính đến 30/6/2021, khoản vay ngắn hạn và nợ phải trả quá hạn của Vietjet đã lên tới 13.800 tỷ đồng; số nợ này của Bamboo Airways cũng lên tới gần chục ngàn tỷ đồng...", văn bản Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam nêu rõ.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không, với đặc thù chi phí đầu tư, vận hành rất lớn như năm 2019, trung bình mỗi ngày Vietnam Airlines chi hết 268 tỷ đồng, Vietjet chi hết 128 tỷ đồng. Do vậy, ảnh hưởng giãn cách xã hội dài ngày do dịch Covid-19 khiến nguồn thu sụt giảm mạnh trong khi chi phí thường xuyên vẫn rất lớn, đẩy nhiều hãng hàng không vào tình thế khó khăn, kiệt quệ về tài chính. 

(IATA) vừa điều chỉnh dự báo triển vọng ngành hàng không toàn cầu, trong đó nhận định ngành này sẽ lỗ khoảng 12 tỷ USD trong năm 2022.

IATA dự báo ngành hàng không toàn cầu sẽ lỗ khoảng 12 tỷ USD trong năm 2022.

Để "cứu" các hãng hàng không, Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng sớm có yêu cầu cụ thể đối với việc khôi phục các đường bay quốc tế và nội địa trên cơ sở đánh giá các nguy cơ bảo đảm công tác phòng chống dịch, xem xét chính sách cho hãng hàng không khác vay lãi suất 0% như đã thực hiện với Vietnam Airlines. 

Trên thực tế, nhu cầu tín dụng để các hãng hàng không có thể trang trải các khoản nợ là khác nhau. Cụ thể, Vietnam Airlines cần vay vốn ưu đãi 10.000 – 12.000 tỷ đồng để cân đối dòng tiền, ngoài gói vốn 12.000 tỷ đồng đã được Quốc hội và Chính phủ thông qua.

VietJet Air đề nghị hỗ trợ khoản vay tín dụng 4.000 - 5.000 tỷ đồng dưới hình thức tái cấp vốn từ các ngân hàng thương mại như đã áp dụng cho Vietnam Airlines và khoản tín dụng 80.000 – 10.000 tỷ đồng dài hạn trong thời gian 3 - 4 năm, lãi suất ưu đãi, giảm khoảng 4 - 5%.

Bamboo Airlines đề nghị được vay 5.000 tỷ đồng dưới hình thức tái cấp vốn như đã áp dụng với Vietnam Airlines và khoản tín dụng dài hạn với lãi suất và điều kiện ưu đãi.

Ông Nguyễn Khắc Hải, đại diện hãng hàng không Bamboo Airways, cho biết năm 2021, hãng chỉ bay được 3 tháng, khiến doanh thu giảm 70%, cao điểm giảm 90%, trong khi đó các chi phí vẫn phải chi trả. Để tồn tại, doanh nghiệp đã phải “tự thân vận động” bằng cách tiết giảm tối đa chi phí. Nhưng đây chỉ là giải pháp ngắn hạn, đến nay các đối tác và nhà cung cấp đã bắt đầu yêu cầu Bamboo Airways có kế hoạch trả nợ.

Pacific Airlines cần vay 5.700 tỷ để phục hồi sản xuất, trong đó cần ngay trong năm 2021 và đầu năm 2022 ít nhất là 2.000 tỷ đồng.

Vietravel đề nghị cho vay 1.000 tỷ đồng với mức lãi suất 0% hoặc lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ dài hạn. Theo đó, tổng nhu cầu theo đề xuất của các doanh nghiệp ước 30.000 tỷ đồng.

Do đó, dựa trên nhu cầu của từng đơn vị, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam đề nghị 2 gói vay. Một là áp dụng cơ chế tái cấp vốn vay lãi suất 0% như đã áp dụng với Vietnam Airlines cho các hãng hàng không khác với quy mô vốn từ 4.000 tỷ đồng, thời hạn tối đa 3 năm. Hai là cho phép các hãng hàng không thuộc Hiệp hội được vay gói hỗ trợ 25.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, ngân sách cấp bù lãi suất 4%, thời hạn: 3 - 4 năm.

Hiệp hội cũng đề xuất cho phép tiến hành các thủ tục đối với gói vay 25.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho các hãng hàng không như đề xuất từ tháng 11/2020 của VABA nhằm giúp các hãng chi thường xuyên, mua sắm vật tư thiết bị, bảo trì và duy trì hoạt động trong thời gian chưa đạt miễn dịch cộng đồng cũng như miễn giảm hàng loạt các loại thuế phí.

Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam cũng kiến nghị Thủ tướng sớm có yêu cầu cụ thể đối với việc khôi phục lại các đường bay quốc tế và quốc nội trên cơ sở đánh giá các nguy cơ bảo đảm công tác phòng chống dịch, công nhận việc tiêm vaccine giữa các quốc gia có đường bay đến Việt Nam, giảm hoặc miễn thời gian cách ly đối với hành khách khách đã được tiêm vaccine, xét nghiệm, tạo điều kiện cho việc xét nghiệm tại các sân bay, thống nhất giá trị hiệu lực của kết quả xét nghiệm.

Liên quan vấn đề này, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) vừa điều chỉnh dự báo triển vọng ngành hàng không toàn cầu, trong đó nhận định ngành này sẽ lỗ khoảng 12 tỷ USD trong năm 2022, giảm 78% so với mức lỗ dự báo của năm nay trong bối cảnh các hãng bay đang dần khôi phục hoạt động sau đại dịch Covid-19.

Theo IATA, tổ chức đại diện cho gần 300 hãng bay chiếm hơn 80% lưu lượng hàng không toàn cầu, mức lỗ năm 2021 của các hàng không nghiêm trọng hơn dự báo ban đầu, ước tính lên tới 51,8 tỷ USD. Con số dự báo trước đó của IATA là 47,7 tỷ USD.

Tổ chức này ước tính, tổng thiệt hại về lợi nhuận của các hãng hàng không toàn cầu kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay là hơn 200 tỷ USD.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính phủ yêu cầu 5 bộ ngành "giải cứu" doanh nghiệp hàng không tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714180359 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714180359 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10