Chính phủ yêu cầu hạn chế xuất khẩu xi măng

Diễm Hương 04/06/2018 15:38

Theo văn bản số 4721/VPCP-CN ngày 21/5/2018, Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành liên quan đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản làm xi măng và hạn chế xuất khẩu xi măng.

 xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp xi măng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm cân đối cung cầu.

Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp xi măng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm cân đối cung cầu.

Theo Văn phòng Chính phủ, sau khi nhận được báo cáo của Hiệp hội xi măng Việt Nam về tình hình phát triển ngành xi măng Việt Nam. Đặc biệt, trong quý I/2018 sản xuất và tiêu thụ xi măng Việt Nam đạt 118% so với cùng kỳ năm 2017. Đây là lần đầu tiên mức tăng trưởng của ngành sản xuất xi măng Việt Nam đạt đến 18%, một con số chưa từng có (từ trước đến nay thường dao động trên dưới 10%). Tình hình này sẽ khiến ngành xi măng Việt Nam “dễ thở” hơn trong cạnh tranh, có điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn. Nhưng đây cũng là lời cảnh báo cho xi măng nói riêng, ngành vật liệu xây dựng Việt Nam phải tự nhìn lại mình để tránh đi vào vết xe đổ của Trung Quốc.

Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam - Nguyễn Quang Cung cho biết: Sau năm 2010, do nguồn cầu trong nước giảm, ngành xi măng Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu nhằm cứu vãn hàng loạt các dự án mới đầu tư và đang ở chu kỳ trả nợ. Sản lượng xuất khẩu liên tục tăng và đến nay, có xu hướng tăng đột biến, do các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung quốc và Thái lan có chủ trương cắt giảm sản lượng ngành này.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến chỉ đạo, yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính xem xét, đề xuất giải pháp, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản, các nguồn năng lượng phục vụ sản xuất xi măng, tăng năng suất lao động trong ngành; đồng thời hạn chế xuất khẩu.

 Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan đánh giá thực trạng ngành xi măng. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp xi măng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm cân đối cung cầu.

Trong đó, lưu ý quy hoạch các nhà máy xi măng gắn với vùng nguyên liệu; sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; đầu tư đồng bộ từ khâu chế biến nguyên liệu đến đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng khí thải để phát triển; đẩy mạnh đầu tư công nghệ sản xuất xi măng gắn với việc xử lý và sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải làm nhiên liệu; khắc phục tình trạng đầu tư hàng loạt, ảnh hưởng đến môi trường, hạ tầng và thị trường; đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng và năng suất lao động của cả ngành xi măng, hạn chế xuất khẩu xi măng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4721/VPCP-CN ngày 21/5/2018 của Văn phòng Chính phủ.

Bộ Xây dựng khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng; nghiên cứu đưa một số nội dung cần thiết tại dự thảo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam vào Quy hoạch trên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4098/VPCP-CN ngày 5/5/2018 của Văn phòng Chính phủ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chính phủ yêu cầu hạn chế xuất khẩu xi măng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO