Giới quan sát, doanh nghiệp và các nhà đầu tư đang hướng đến cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc với kỳ vọng cuộc chiến thương mại có dấu hiệu hạ nhiệt.
Cho đến thời điểm hiện tại, kịch bản tốt nhất được các quan chức và nhà phân tích từ cả hai quốc gia đưa ra là cuộc gặp có thể tạm dừng các mức thuế mới của Mỹ, và nối lại các cuộc đàm phán đã bị phá vỡ vào tháng 5.
Với cái nhìn ít lạc quan hơn, nhiều nhà đầu tư tin rằng hai bên có thể sẽ giữ nguyên thuế quan mới và khởi động lại các cuộc đàm phán. Nếu triển vọng các cuộc đàm phán diễn ra tốt đẹp, chính quyền Mỹ có thể giảm mức thuế quan về mốc ban đầu và tiếp tục duy trì đối thoại cho đến khi hai nhà lãnh đạo tiếp tục ngồi xuống cùng nhau.
Có thể bạn quan tâm
17:46, 23/06/2019
05:01, 23/06/2019
07:15, 19/06/2019
14:50, 18/06/2019
Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch đã khảo sát các nhà đầu tư và thấy rằng khoảng hai phần ba số nhà đầu tư được khào sát đã dự kiến sẽ không có thỏa thuận nào vào cuối tuần này, nhưng cũng sẽ không có thuế quan mới. Chuyên gia tài chính Chuck Jones thuộc tạp chí Forbes cũng cho biết, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 đang nóng lên, do đó, Tổng thống Mỹ nhiều khả năng sẽ không đưa ra quá nhiều nhượng bộ, dù rằng thông tin mới đây tiết lộ Tổng thống sẽ khá thoải mái cho dù kết quả cuộc gặp ra sao.
Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ không chịu nhiều áp lực phải thỏa hiệp vào lúc này. Với thị trường chứng khoán đang ở gần mức cao nhất mọi thời đại, và kỳ vọng tăng trưởng GDP sẽ ở mức hơn 3% so với cùng kỳ, Mỹ có khả năng kéo dài thuế quan với Trung Quốc.
Trong khi đó, Commerzbank, ngân hàng lớn thứ hai của Đức, lại dự đoán một kết quả cụ thể hơn: "Chúng tôi không nghĩ bất kỳ thỏa thuận nào sẽ đạt được trong cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập trong suốt thượng đỉnh G20 vào cuối tuần này".
Cuộc gặp Trump - Tập tại hội nghị thượng đỉnh G-20 quan trọng đến mức các chuyên gia thị trường coi đây là một sự kiện có thể ảnh hưởng đến tiến trình của thị trường trong 6 tháng cuối năm và tác động đến quỹ đạo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đồng thời kết quả cuộc gặp sắp tới cũng sẽ tác động đến thời điểm và hành động của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác.
Nếu kịch bản căng thẳng thương mại sôi sục thành một cuộc "chiến tranh lạnh" mới hoặc hai nhà lãnh đạo không đạt được thỏa thuận vững chắc, các chuyên gia cho rằng, thế giới sẽ phải đối mặt với một cuộc xung đột leo thang và kéo theo sự sụp đổ của thị trường tài chính, cũng như tiếp tục kéo dài tình trạng chậm tăng trưởng toàn cầu.
Theo đó, ngân hàng đầu tư đa quốc gia UBS đã ước tính tăng trưởng toàn cầu sẽ thấp hơn 75 điểm trong sáu tháng tiếp theo và đẩy thế giới rơi vào một cuộc suy thoái toàn cầu tương tư như cuộc khủng hoảng của nợ công châu Âu, sự sụp đổ của dầu mỏ giữa những năm 1980 và cuộc khủng hoảng 'Tequila' những năm 1990.
Trong những tháng qua, cuộc chiến thương mại đã giáng những đòn nặng nề vào niềm tin kinh doanh và làm chậm chi tiêu đầu tư, và điều đó có thể tiếp tục nếu cuộc gặp ở Osaka không đạt được kết quả tích cực. Và điều này sẽ làm ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế,
Mới đây, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã tiếp tục giảm mạnh xuống còn 121,5 điểm, thấp hơn khoảng 10 điểm so với tháng 5/2019. Sự leo thang về thuế quan và căng thẳng thương mại đã làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng.
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp và nhà đầu tư toàn cầu vẫn hy vọng sẽ một thỏa thuận đình chiến hoặc giảm thuế quan để tránh leo thang các vấn đề an ninh và thuế quan quốc gia, và chuẩn bị cho một thỏa thuận thương mại vào cuối năm nay.