Doanh nghiệp "cho mượn" giấy phép kinh doanh lữ hành sẽ bị tước quyền 18-24 tháng

Diễm Hương 15/05/2018 07:02

Theo dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực du lịch, doanh nghiệp "cho mượn" giấy phép kinh doanh lữ hành sẽ bị từ 40-50 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép từ 18-24 tháng.

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp "cho mượn" giấy phép kinh doanh lữ hành sẽ bị từ 40-50 triệu đồng

Trong dự thảo về nghị định này, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho rằng, việc ban hành nghị định này là cần thiết vì Luật Du lịch 2017 đã có nhiều nội dung thay đổi so với Luật Du lịch 2005. Thực tiễn hoạt động du lịch cũng đã phát hiện những hành vi vi phạm nhưng lại chưa được quy định rõ trong các văn bản pháp quy, đặc biệt là chưa có chế tài xử phạt vi phạm hành chính.

Trong lĩnh vực này, hành vi cho đơn vị khác, nơi khác sử dụng giấy phép kinh doanh lữ hành được cơ quan quản lý đánh giá nghiêm trọng tương đương việc sử dụng giấy phép giả và sẽ xử phạt ở mức cao nhất, từ 40-50 triệu đồng. Tùy theo mức độ vi phạm sẽ có những mức xử phạt bổ sung như rút giấy phép, bồi thường thiệt hại...

Theo đó, lữ hành là mảng có nhiều quy định xử phạt và có mức phạt cao hơn các mảng khác. Trong đó, doanh nghiệp không mua bảo hiểm cho khách du lịch bị phạt từ 15-20 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các hành vi gồm phân biệt đối xử, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ sẽ bị phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng. Với hướng dẫn viên du lịch thì những hành vi này sẽ bị xử phạt 15-20 triệu đồng.

Hướng dẫn viên không có thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề hoặc hành nghề không đúng phạm vi hành nghề theo quy định sẽ chịu mức phạt từ 10-15 triệu đồng

Người nước ngoài hướng dẫn du lịch tại Việt Nam sẽ bị phạt 15-20 triệu còn người người nước ngoài nhập cảnh hoạt động du lịch trái phép sẽ bị phạt từ 20-25 triệu đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp "cho mượn" giấy phép kinh doanh lữ hành sẽ bị tước quyền 18-24 tháng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO