Chủ hộ kinh doanh cá thể không thuộc diện phải đóng, nhưng bảo hiểm vẫn “vui vẻ” thu

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù chủ hộ kinh doanh cá thể không phải là đối tượng “được đóng bảo hiểm”, nhưng cơ quan bảo hiểm vẫn “vui vẻ” thu của họ.

>>Từ ngày 6/6, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp bên hành lang Quốc hội về việc cơ quan bảo hiểm xã hội thu sai với một tỷ lệ không nhỏ các chủ hộ kinh doanh cá thể, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, ngày 6/6.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: Nguyễn Việt

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: Nguyễn Việt

Quan tâm đến vấn đề nóng hiện nay, đó là người lao động là chủ hộ kinh doanh cá thể không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết theo quy định của luật, đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc phải có hợp đồng lao động được ký kết.

Chủ hộ kinh doanh cá thể có thể ký kết hợp đồng lao động với người làm thuê cho mình và đóng bảo hiểm cho họ. Tuy nhiên, bản thân chủ hộ kinh doanh cá thể lại không thể ký hợp đồng lao động với “chính mình”. Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, thực tế chủ kinh doanh cá thể cũng là người lao động tham gia trong hộ kinh doanh cá thể đó, nhưng lại không phải là đối tượng “được đóng bảo hiểm”.

Những năm qua, người lao động là các chủ hộ kinh doanh cá thể đóng bảo hiểm xã hội rất nhiều, và cơ quan bảo hiểm vẫn “vui vẻ” thu của họ. Bây giờ kiểm tra lại để hưởng chế độ thì họ lại đóng không đúng đối tượng và không được hưởng.

Vấn đề này đã được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung giải trình và có đưa ra nhiều phương án. Cụ thể, thời gian qua, cơ quan bảo hiểm xã hội có thu sai với một tỷ lệ không nhỏ các chủ hộ kinh doanh cá thể. Đây không phải là đối tượng được quy định đóng bảo hiểm bắt buộc. Việc thu sai này đã diễn ra từ năm 2003 đến năm 2016. Bộ trưởng cho biết, Bộ đã chấn chỉnh Bảo hiểm xã hội, về cơ bản, vấn đề này đã được giải quyết. 

Bộ trưởng cho biết, đây là nội dung chưa được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội, do đó cần đánh giá rất cụ thể. Tuy nhiên, về quan điểm cá nhân Bộ trưởng cho rằng cần đặt lợi ích của người lao động, của chủ hộ kinh doanh lên hàng đầu. Cơ quan công quyền làm sai thì phải xin lỗi và xử lý theo quy định. 

Về hướng giải quyết, Bộ trưởng cho biết Bộ đang đề xuất chuyển toàn bộ số hộ kinh doanh này sang bảo hiểm bắt buộc, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Với trường hợp không có nhu cầu có thể chuyển sang bảo hiểm tự nguyện. Trường hợp cả người lao động lẫn cơ quan đều không đồng ý thì cần thoái thu, tính lãi bằng tăng trưởng của Quỹ bảo hiểm.

>>Ngày 5/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)

>>Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật

Đồng ý với quan điểm của Bộ trưởng là phải đưa quyền lợi của người lao động lên hàng đầu. Tuy nhiên, với các phương án Bộ trưởng đưa ra đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga thấy chưa hoàn toàn thoả đáng. Đơn cử, phương án thứ nhất áp dụng theo quy định. Có nghĩa, luật quy định chủ kinh doanh cá thể không phải là đối tượng đóng nhưng bảo hiểm đã thu thì nay trả lại. Phương án thứ hai, trả lại tiền cho chủ hộ kinh doanh cá thể, nhưng tính toán đến khoản lãi suất mà họ đã đóng trong khoảng thời gian vừa qua, và chuyển họ sang những dạng bảo hiểm khác, như bảo hiểm tự nguyện.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, các phương án này có rất nhiều vướng mắc và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Vấn đề ở đây là người lao động đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ, mà không phải hình thức gửi tiền ngân hàng với mong muốn có một số lãi suất, vì lãi suất này tính ra cũng không “đáng bao nhiêu”. Quan trọng hơn, có những đối tượng người lao động “đóng nhầm” bảo hiểm xã hội không dài, họ vẫn còn tuổi nên có thể chuyển sang các hình thức đóng bảo hiểm khác.

Còn với những người đóng hàng chục năm và tuổi đã cao, bây giờ được hưởng chế độ thì họ không đủ điều kiện để chuyển sang bảo hiểm dạng khác. Như vậy, quyền lợi của những đối tượng này không được bảo đảm. Trong khi, bảo hiểm xã hội có nguyên tắc ‘đóng-hưởng”. Với trường hợp này, người lao động đã đóng nhưng chưa được biết đến khi nào mới được hưởng.

Qua đây cho thấy điểm bất cập về pháp luật trong bảo hiểm là yêu cầu “cứng” phải có hợp đồng lao động. Bất hợp lý ở đây là chủ kinh doanh ký được hợp đồng lao động với người khác, nhưng lại không thể ký được với “chính mình”.

Từ thực tế này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề xuất Chính phủ có thể “linh hoạt” coi những đối tượng này là có hợp đồng lao động tự ký, và giải quyết cho họ như giải quyết với những người lao động khác đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là có hợp đồng lao động. “Cách giải quyết này theo tôi là thoả đáng nhất, vừa đảm bảo được quyền lợi của người lao động, nhưng cũng không sai với quy định của pháp luật”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga bày tỏ.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chủ hộ kinh doanh cá thể không thuộc diện phải đóng, nhưng bảo hiểm vẫn “vui vẻ” thu tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714071290 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714071290 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10