Chủ tàu hậu cần trước nguy cơ vỡ nợ

Thục Uyên 02/06/2018 11:39

Cả ba chiếc tàu vỏ thép trị giá hàng chục tỷ đồng làm dịch vụ hậu cần trên biển được đóng theo Nghị định 67/2014 của tỉnh Bình Định cũng không thể vươn khơi.

Để tàu cá vươn khơi bám biển, tàu hậu cần thu mua cá và cung cấp đá lạnh vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, các tàu hậu cần hiện chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.

Có thể bạn quan tâm

  • “Tàu 67” và bài toán trách nhiệm

    “Tàu 67” và bài toán trách nhiệm

    05:24, 02/06/2017

  • Đừng đẩy ngư dân vào đường cùng

    Đừng đẩy ngư dân vào đường cùng

    17:00, 30/05/2018

p/Hai chiếc tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần của ông Hưng và ông Mi phải nằm bờ nhiều tháng qua

Hai chiếc tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần của ông Hưng và ông Mi phải nằm bờ nhiều tháng qua

Nước mắt từ tàu vỏ thép

Những ngày này, ông Nguyễn Đức Hưng (ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) chủ tàu hậu cần BĐ 99479 TS năm ba bữa lại ra tàu, mở cabin, đề máy để sạc điện cho bình ắc quy. Con tàu trước từng là khát vọng vươn khơi xa bám biển, nay đang nằm im ngoài bến để gỉ sét gặm nhấm.

Ông Hưng chia sẻ: con tàu dịch vụ hậu cần dài 35,6m, tộng 8,2m, công suất 880CV này được đóng theo chương trình Nghị định 67 với trị giá hơn 17 tỷ đồng (vốn đối ứng của gia đình gần 1 tỷ). “Khi nhận tàu về vào đầu năm 2017, với chuyến biển đầu tiên đã làm tôi vỡ mộng từ đó”, ông Hưng buồn bã.

Cũng giống như còn tàu hậu cần của ngư dân Dương Văn Thắng tại Ninh Thuận, còn tàu dịch vụ hầu cần của ông Hưng cũng không thể cập mạn các tàu gỗ nhỏ giữa khơi xa nhiều sóng gió để mua hải sản và cung cấp đá lạnh. Và cũng chính lý do đó mà trong chuyến ra khơi đầu tiên, con tàu dịch vụ hậu cần này làm ông lỗ hơn 100 triệu đồng.

Cùng chung cảnh ngộ, con tàu dịch vụ hậu cần BĐ99569 TS của ông Lê Văn Mi, cùng thiết kế, công suất, đóng cùng nơi và xuất xưởng cùng ngày với tàu ông Hưng, cũng “lâm thế” tương tự. Do không hoạt động được đúng nghề dịch vụ hậu cần, nên hai ông mua thêm thiết bị mấy trăm triệu đồng để đánh bắt cá ninja Tuy nhiên, tàu thiết kế cho dịch vụ hậu cần không thể đánh cá nên hai tàu đều lỗ tổng cộng gần nửa tỉ đồng.
Còn đối với tàu dịch vụ hậu cần BĐ 99888 TS của ông Đỗ Công Quý, cũng ở xã Cát Khánh “Dù cập mạn tàu vỏ gỗ cực khó và nguy hiểm, nhưng bạn hàng thương tôi vẫn cố bán cá”. Nào ngờ tàu về đến cảng, mở hầm thì cá hỏng vì hầm chứa không rút được nước. Ông Quý lỗ cả tỉ bạc.

Không chỉ có vậy, chuyến thứ hai ra biển của ông Quý vừa ra khỏi cửa biển Đề Gi thì máy tàu trở chứng, phải thuê tàu khác kéo vào cảng. Về sau mới biết, chiếc máy tàu ông Quý cùng nhiều tàu vỏ thép khác ở Bình Định mà Công ty Nam Triệu lắp vào là máy bộ cải hoán, không phải máy thủy.

Từ ước mơ thành con nợ

Cả ba ngư dân trên đều đang rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Theo ông Đặng Văn Tín - Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận, hai vật liệu khác nhau thì biên độ giao động cũng sẽ khác nhau. Tàu dịch vụ hậu cần là vỏ thép nhưng các đối tượng được thu mua lại là tàu vỏ gỗ, tầng số giao động cũng khác nhau, khi sóng lên xuống vô hình dung thì sường của tàu vỏ thép trở thành cái máy chém con tàu vỏ gỗ.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Phúc – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định – cho biết tỉnh này được Trung ương phân bổ chỉ tiêu 305 tàu theo chương trình Nghị định 67, trong đó có 25 tàu dịch vụ hậu cần, nhưng đến nay mới đóng được 3 chiếc. Nhưng cả 3 tàu dịch vụ hậu cần này đều không hoạt động hiệu quả, chủ tàu nợ quá hạn, sinh kế khó khăn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chủ tàu hậu cần trước nguy cơ vỡ nợ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO