Chủ tịch Masan đề xuất 4 kiến nghị phát triển ngành nông nghiệp

Thy Hằng 23/12/2019 17:09

Nhận định chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiện còn chưa đủ mạnh, những nguồn lực cho đầu tư còn thiếu, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang đưa ra nhiều kiến nghị.

Theo ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan, thời gian qua, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch tả lợn châu Phi. Doanh nghiệp hiện đang gấp rút xây dựng tổ hợp chế biến thứ 2 tại tỉnh Long An và dự kiến đưa vào hoạt động vào quý 4 năm 2020.  

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Massan Nguyễn Đăng Quang khẳng định có nhiều thách thức, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Massan Nguyễn Đăng Quang khẳng định có nhiều thách thức, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp.

Cùng với đó, sáp nhập VinEco, Tập đoàn Masan đã sở hữu thêm hệ thống 14 trang trại công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng bên cạnh hệ thống trang trại chăn nuôi heo của Công ty.

“Đây là bước đi chiến lược của Masan khi hoàn thiện hệ sinh thái trồng trọt và chăn nuôi, cũng như thể hiện sứ mệnh “dốc sức toàn tâm toàn lực” vào nền nông nghiệp Việt Nam”, Chủ tịch Masan khẳng định.

Tuy nhiên, Chủ tịch Masan cũng thẳng thắn nhận định, trong bối cảnh toàn cầu hóa có nhiều thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất, kinh doanh vận hành, đặc biệt trong lãnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ hơn nữa từ Chính phủ và các Bộ ngành.

Trước hết, ông Nguyễn Đăng Quang cho biết, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đang thực hiên theo Nghị định 57, tồn tại 2 điểm. Tồn tại thứ nhất, Nông nghiệp là một lĩnh vực đầu tư rất khó khăn và nhiều rủi ro, song các chính sách quy đinh tại Nghị định 57 chưa đủ mạnh, hấp dẫn bằng chính sách thu hút các loại hình khác đầu tư vào Khu CN, khu chế xuất.

Tồn tại thứ hai, tuy chính sách chưa đủ mạnh nhưng nguồn lực cũng chưa hề có. “Vì vậy chúng tôi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi các chính sách của Nghị định 57 sao cho phù hợp, mạnh mẽ. tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp đang tham gia lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời chính sách phải đi đôi với nguồn lực thực hiện”, ông Nguyễn Đăng Quang nhấn mạnh. 

Có thể bạn quan tâm

  • Sáp nhập Vincommerce, Masan sẽ chuyển mình ra sao?

    12:00, 15/12/2019

  • Thấy gì từ thương vụ "bom tấn" Vinmart và VinEco sáp nhập vào Masan?

    13:59, 03/12/2019

Thứ hai, doanh nghiệp cũng đề nghị Bộ NN&PTNT, chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt hơn nữa trong việc phối hợp và hỗ trợ doanh nghiệp cho công tác xây dựng các chuỗi sản phẩm mà một mình doanh nghiệp không thể làm được.

Thứ ba,kiến nghị Chính phủ hỗ trợ thúc đẩy nhanh việc cho phép thành lập các Hiệp hội ngành nghề. "Các hiệp hội sẽ góp phần tập hợp các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, có tiếng nói đại diện trong quản lý tuân thủ pháp luật, bảo bệ môi trường, phát triển bền vững và nâng cao giá trị nông sản Việt Nam”, Chủ tịch HĐQT Masan đề nghị.

Thứ tư, theo Chủ tịch HĐQT Masan, mục tiêu của ngành nông nghiệp ngoài phục vụ cho 100 triệu người tiêu dùng trong nước, là hướng tới Xuất khẩu. “Do đó, đề nghị tiếp tục định hướng mở cửa thị trường phù hợp với lợi thế và năng lực sản xuất của doanh nghiệp và người dân, hướng dẫn kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, tạo sân chơi công bằng, cạnh tranh lành mạnh và sòng phẳng giữa các doanh nghiệp Việt với nhau cũng như doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp nước ngoài”, ông Quang nói.

Cho ý kiến về những đề xuất của doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, sau khi xác nhập vào VinEco, Masan đã hoàn thiện chuỗi lớn về trồng trọt và chăn nuôi. 

Bộ trưởng đề nghị doanh nghiệp tập trung vào nhà máy chế biến, đặc biệt là nhà máy sản xuất chế biến thịt lợn tại Long An. Việt Nam sẽ cần nhiều hơn những nhà máy chế biến như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chủ tịch Masan đề xuất 4 kiến nghị phát triển ngành nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO