Chủ tịch nước: Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề quan trọng

Diendandoanhnghiep.vn Để kinh tế tư nhân đóng góp 55 % GDP trong tổng cơ cấu, thì chúng ta phải tiếp tục phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên tháo luận tổ về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, chiều 29/10.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Kể cả những tập đoàn lớn, các loại hình tư nhân phát triển, tạo nên một thể chế pháp luật tốt nhất, môi trường pháp lý tốt cho kinh tế tư nhân yên tâm đầu tư, kinh doanh lâu dài, ổn định ở Việt Nam.

“Vừa qua, trong dịch bệnh, tất nhiên Nhà nước phải lo rất nhiều nhưng nhiều tư nhân, nhiều doanh nghiệp bỏ ra biết bao nhiêu nghìn tỷ để ủng hộ chống dịch, vì vậy cần biểu dương tinh thần này, từ đó tạo điều kiện phát triển tốt”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

Vẫn theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, trong giai đoạn hiện nay, nhất là giai đoạn đầu của kế hoạch 2021-2025, vấn đề phục hồi nền kinh tế sau COVID-19 là rất quan trọng, bởi thiệt hại của doanh nghiệp, thị trường doanh nghiệp, các thành phần kinh tế quá lớn, từ đó việc làm thu nhập của người dân bị hạn chế.

“Chủ trương của Chính phủ, của Đảng và Nhà nước đối với việc phục hồi hệ thống sản xuất từ doanh nghiệp, hợp tác xã kinh tế tư nhân rất quan trọng. Từ đó chúng ta giải quyết việc làm, giải quyết thu nhập của người lao động”, Chủ tịch nước nói.

Vẫn theo Chủ tịch nước, nông nghiệp Việt Nam cần được tái cơ cấu mạnh mẽ hơn, cần xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ phát triển nông nghiệp, một trụ đỡ quan trọng trong phát triển, giải quyết đời sống của người dân.

“Từ giống cho đến giải quyết hiệu quả sản xuất, xây dựng HTX dịch vụ nông nghiệp đến kinh tế nông thôn, công nghiệp chế biến nông thôn, hạ tầng nông thôn... cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo tốt hơn, nhất là các địa phương. Chúng ta nói công nghiệp hóa hiện đại hóa đúng hướng bao gồm công nghiệp và dịch vụ nhưng nông nghiệp, nông thôn vẫn là mũi nhọn quan trọng, bởi còn trên 50%, 60% dân số sống ở nông thôn”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Còn theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thời gian tới, bối cảnh quốc tế, trong nước có những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, đặc biệt, dịch bệnh COVID-19 diễn biến nhanh, phức tạp, còn có thể kéo dài và có những yếu tố bất định, tác động trực tiếp tới các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, gây đình trệ sản xuất, đứt gẫy chuỗi cung ứng, tác động đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Trước bối cảnh đó, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế cần được thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi, tận dụng cơ hội và tạo đà bứt phá cho giai đoạn tới.

Về mục tiêu thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng  cho biết, việc này sẽ tạo sự thay đổi rõ nét trong mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, hiệu quả sử dụng nguồn lực, tính tự chủ và khả năng thích ứng của nền kinh tế, từng bước hướng tới nền kinh tế dựa vào khoa học-  công nghệ, đổi mới sáng tạo, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, hài hòa với văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng- an ninh.

Kế hoạch tái cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 cũng đưa ra 6 nhóm mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể. Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, ngoài một số chỉ tiêu cập nhật của kỳ kế hoạch trước, kế hoạch bổ sung các chỉ tiêu về phát triển các loại hình thị trường, cơ cấu lại không gian kinh tế, trong đó có việc đẩy mạnh phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Thị Thúy Lan và các đại biểu dự kỳ họp tại điểm cầu Vĩnh Phúc.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan và các đại biểu tham gia thảo luận tại điểm cầu Vĩnh Phúc.

Thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Chính phủ đánh giá thẳng thắn, làm rõ những hạn chế như việc không hoàn thành 5/22 mục tiêu, chiếm 22,7% tổng số mục tiêu đề ra theo kế hoạch; việc thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại 3 trọng tâm không hoàn thành mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 24/2016/QH.

Công tác đổi mới hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển biến chậm, hiệu quả chưa cao, thực hiện tự chủ tài chính còn hình thức và lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công chưa kịp thời; kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế, chưa đạt được hầu hết các mục tiêu kinh tế tư nhân đã đề ra tại các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Từ đó, các đại biểu đoàn Vĩnh Phúc có ý kiến điều chỉnh, xem xét lại kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đối với một số chỉ tiêu như với 5 mục tiêu không đạt được theo kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 cần đặt thời hạn sớm hoàn thành các mục tiêu này phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực tế của giai đoạn 2021-2025; cân nhắc điều chỉnh mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025…

Đối với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, các đại biểu Vĩnh Phúc cho rằng, cơ cấu lại nền kinh tế phải đặt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 có thể kéo dài, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và có những yếu tố bất định để có kịch bản, giải pháp phù hợp, sát với tình hình thực tế hơn.

Chính phủ cần tập trung ưu tiên và có giải pháp rõ ràng, hiệu quả hơn để hoàn thành cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm giai đoạn trước chưa hoàn thành. Cơ cấu lại ngân sách nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay để đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH.

Phát triển kinh tế tư nhân, đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực nền kinh tế. Bên cạnh đó, phát huy lợi thế của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 4 để đưa ra các cơ chế, chính sách đặc thù về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế số.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chủ tịch nước: Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề quan trọng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711656448 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711656448 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10