Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú: Doanh nghiệp Việt cần có "nghệ thuật" trong nhận vốn đầu tư FDI

Diendandoanhnghiep.vn Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse Nguyễn Xuân Phú cho rằng đón sóng đầu tư nước ngoài phải chọn lọc và theo cách thức liên kết, sau đó doanh nghiệp Việt phải tự cường để hấp thụ và làm chủ.

Chia sẻ câu chuyện trước đây Sunhouse từng là thương hiệu của Hàn Quốc, sau quá trình liên doanh liên kết sau đó doanh nghiệp đã phát triển trở thành thương hiệu Việt, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse Nguyễn Xuân Phú cho rằng đón sóng đầu tư sau đó phải tự cường để làm chủ.

Chủ tịch

Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse Nguyễn Xuân Phú khẳng định nếu chỉ nhận gia công rồi xuất khẩu doanh nghiệp Việt không được hưởng lợi lớn mà còn chịu nhiều hệ quả về môi trường.

“Nếu chỉ nhập vào xuất ra thì chúng ta chỉ ở giữa hưởng một chút lợi ích không đáng kể về nhân công”, ông Phú nhấn mạnh.

Trên thực tế, không nhiều doanh nghiệp làm được như Sunhouse. Thậm chí, doanh nghiệp Việt phần lớn là DNNVV vẫn chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị mà mới chỉ tham gia ở các khâu đơn giản. 

“Việt Nam đã có hai lần đón sóng đầu tư trước đó, tuy nhiên vấn đề là chúng ta đón nhận dòng vốn này chưa thành công. Chúng ta mới chỉ là nơi gia công, là công xưởng thuê cho doanh nghiệp nước ngoài. Điều này khiến chúng ta phải trả giá lớn về môi trường”, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse Nguyễn Xuân Phú chia sẻ.

Chính vì vậy, shark Phú hi vọng lần đón vốn này được tiến hành hiệu quả và có chiều sâu.

Lấy ví dụ ngay chính tại Sunhouse của mình, ông Phú chia sẻ năm 2003, công ty nhận vốn đầu tư của Hàn Quốc nhưng người Việt vẫn nắm quyền kiểm soát. Sau đó, Sunhouse - từ một thương hiệu của Hàn Quốc, được mua lại và trở thành thương hiệu Việt Nam.

“Việc liên doanh, liên kết là để sau này mình làm chủ chứ không phải người làm thuê mới là quan trọng”, ông Phú nói.

Shark Phú cho biết thông thường ở các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, việc xuất nhập khẩu chỉ chiếm 10%-20% GDP, 80% GDP còn lại phải tự chủ được thì nền kinh tế đó mới được coi là tự cường. Còn tại Việt Nam, chỉ nhập vào rồi xuất ra khiến chúng ta chỉ kiếm được một chút về nhân công.

Sau này, con cháu chúng ta sẽ phải xử lý toàn bộ môi trường, những tồn dư hóa chất độc hại trong nước, trong đất từ quá trình này. Cái chúng ta nhận được bây giờ chả đáng là bao", ông Phú bày tỏ.

Chính từ bài học của quá khứ, shark Phú nhấn mạnh cần có nghệ thuật trong nhận vốn đầu tư FDI. Theo ông, có thể giai đoạn đầu, việc chấp nhận làm gia công là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên trong quá trình làm thuê đó, cần học hỏi được về công nghệ, học cách làm chủ, hiểu nhu cầu khách hàng ở các thị trường để sau này xây dựng thương hiệu và có thể bán vào những thị trường đó để trở thành ông chủ.

Thẳng thắn nhìn vào đợt dịch chuyển chuỗi cung ứng lần này, ông chủ Sunhouse cho rằng dịch chuyển nhà máy là rất khó.

Trong khi các công ty trên toàn cầu co cụm vì dịch bệnh, việc mở thêm các nhà máy ở Việt Nam là điều khó. Chính vì vậy, cái dễ nhất mà Việt Nam có thể đón chính là dịch chuyển đơn hàng sang sản xuất ở Việt Nam”, ông Phú cho hay.

Chủ tịch của Sunhouse lập luận: "Khi Việt Nam "chạy" thì các nước còn "chạy" nhanh hơn chúng ta. Vì vậy, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào thì phải liên tục đổi mới. Còn nếu cứ làm theo kiểu con hát mẹ khen hay thì không bao giờ biết mình đang ở đâu".

Ông Phú cho rằng, hiện nay các quy luật cuộc chơi, thâu tóm ở Việt Nam đang rất khốc liệt, muốn phòng xa doanh nghiệp Việt cần chủ động, tỉnh táo, nắm được quyền kiểm soát và tìm hiểu kỹ thông tin.

Nêu ví dụ về nhà máy sản xuất đèn LED mới của Sunhouse, chủ tịch Sunhouse chia sẻ nếu chỉ có bản thân mình thì không thể hoàn thiện cả một nhà máy và nắm chắc công nghệ sản xuất chỉ trong 3 tháng.

Ông Phú cho rằng thiếu kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực mới chính là rào cản. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng, mặt bằng nhà xưởng có thể khiến các doanh nghiệp Việt thu hút được các nhà sản xuất nước ngoài.

Họ sang nhìn cơ sở hạ tầng thấy ưng và sẵn sàng chuyển 1-2 dây chuyền sản xuất sang Việt Nam để tránh thuế hoặc tránh dịch. Khi đó, họ sẽ cử chuyên gia sang ăn nằm với mình để đẩy nhanh tốc độ”, ông Phú cho biết.

Shark Phú cũng lưu ý ngay cả khi các doanh nghiệp chuyển dịch đơn hàng sang Việt Nam, các doanh nghiệp cũng cần có ý đồ, cần có sự chuẩn bị cho tương lai làm chủ về công nghệ, nếu không, Việt Nam cũng chỉ là nơi né thuế.

Học hỏi công nghệ, kiểu dáng là bước quan trọng để doanh nghiệp Việt tự chủ sản xuất các mặt hàng này”, ông Phú gợi ý.

Làn sóng dễ nhất chính là dịch chuyển đơn hàng. Các tập đoàn sẽ phải chuyển giao công nghệ, dịch chuyển một phần trong chuỗi cung ứng và sản xuất để tránh rủi ro từ thuế hoặc từ Covid-19 khi đặt tất cả ở Trung Quốc. Ở gần Trung Quốc cho Việt Nam lợi thế và người Việt cũng rất linh hoạt”, ông Phú tiếp túc nhấn mạnh.

Tuy nhiên, chủ tịch Sunhouse cũng chỉ ra những điểm yếu của người Việt là kỷ luật trong sản xuất. Ngoài ra, khi các tập đoàn đa quốc gia vào Việt Nam, họ thường không muốn dây dưa về mặt pháp lý nên họ mong đợi sự hoàn thiện từ các đối tác Việt.

Do đó, ông Phú mong muốn các nhà quản lý, nhà chức trách tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp Việt vượt qua những rào cản này để có thể đón được làn sóng sản xuất và trở thành nhà sản xuất cho thế giới, từ đó làm chủ được những công nghệ của nước ngoài.

               

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chủ tịch Sunhouse Nguyễn Xuân Phú: Doanh nghiệp Việt cần có "nghệ thuật" trong nhận vốn đầu tư FDI tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714191625 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714191625 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10