Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bảo Loan 29/11/2022 11:11

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xác định là khâu đột phá trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Các mạng 4.0 tác động đến mọi lĩnh vực, ngành nghề

Các mạng 4.0 tác động đến mọi lĩnh vực, ngành nghề đang phát triển mạnh mẽ kéo theo nhiều ngành nghề mới xuất hiện. Điều nay đòi hỏi người lao động cần khả năng thích ứng linh hoạt.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm cấu trúc nghề nghiệp truyền thống có nhiều thay đổi.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm cấu trúc nghề nghiệp truyền thống có nhiều thay đổi.

Bình luận về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Khánh cho biết, trong 6 tháng qua, Hà Nội đã tiến hành nhiều giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động, bao gồm: Tập trung rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính; tăng cường định hướng đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho người lao động khi bị mất việc làm; triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ vay vốn tạo việc làm, xuất khẩu lao động, phát triển sản xuất; khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống...

Đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động, như giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất…

Tất cả các giải pháp đó được thực hiện đồng bộ, góp phần hữu hiệu trong việc hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động.

Theo các chuyên gia, thị trường lao động vẫn còn gặp nhiều thách thức khi chất lượng nguồn lao động và khả năng thích ứng của người lao động với các phương thức, mô hình làm việc mới.

Tạo môi trường cho lao động phục hồi

Để nâng cao chất lượng lao động, TS Trương Anh Dũng, Tổng cục Trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp cho hay Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã có kiến nghị Chính phủ về hoàn thiện hệ thống thông tin và xây dựng các thống kê cụ thể về vấn đề dự báo nguồn nhân lực trong tương lai.

TS Trương Anh Dũng – Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

TS Trương Anh Dũng – Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, ông Trương Anh Dũng cũng cho biết, vừa qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã triển khai giải pháp để các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có thể tiếp cận được thông tin với cộng đồng doanh nghiệp.

“Chúng tôi cũng đã xây dựng website để các doanh nghiệp có thể tham gia tìm kiếm các thông tin liên quan đến đào tạo, để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thể tiếp cận”, ông Dũng nói.

Một vấn đề nữa quan trọng, theo ông Dũng đó là cần mở ra cơ chế thúc đẩy các doanh nghiệp. 

“Chúng tôi rất mong muốn các doanh nghiệp đồng hành cùng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để cung cấp thông tin nhu cầu của doanh nghiệp về lao động, cơ cấu ngành nghề... để tạo nên hệ thống thông tin ngành nghề, đồng thời cần sự đồng hành của doanh nghiệp ngay khâu đầu vào, xây dựng chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình đào tạo lao động, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian tới”, ông Dũng nói.

Về phần mình, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho rằng, cần tạo môi trường phục hồi và phát triển thị trường lao động, đáp ứng cao nhất nhu cầu phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng lao động; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về quan hệ cung - cầu lao động; hoàn thiện nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin thị trường lao động, hệ thống trung tâm việc làm.

Để làm được điều này, ông Ngọ Duy Hiểu đề xuất sớm cải tiến, hoàn thiện chính sách về an sinh xã hội, sửa đổi toàn diện chính sách về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nâng cấp chuẩn nhà trọ hiện hữu.

Các chuyên gia cùng chung nhận định rằng, điểm nghẽn lớn nhất bây giờ là chất lượng nguồn lao động. Vì vậy, Hà Nội phải quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại để phù hợp với sự phục hồi và mở rộng của thị trường, đồng thời cần gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, yêu cầu phát triển kinh tế của từng vùng. Hệ thống trung tâm đào tạo việc làm phải có những cải cách tốt, tăng nhu cầu kết nối việc làm trên diện rộng hơn để người lao động có thể nắm bắt.

Về phía doanh nghiệp phải tạo được môi trường làm việc tốt như an toàn việc làm, nâng mức tiền lương, thực hiện nghĩa vụ an sinh xã hội; Cùng với đó phải tăng cường cung cấp thông tin về thị trường và phối hợp với người lao động để tổ chức đào tạo lại.

Có thể bạn quan tâm

  • Muốn nâng cao năng suất lao động phải nâng cao kỹ năng nghề

    20:54, 29/12/2022

  • Đội ngũ nhà giáo và người dạy nghề trong doanh nghiệp là yếu tố then chốt trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

    20:41, 29/12/2022

  • Trường nghề giải bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao

    20:27, 29/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO