Thị trường giường thông minh trên thế giới có giá trị giá 2,6 tỷ USD trong năm 2016, dự đoán sẽ mở rộng với tốc độ 7,9% hằng năm, đạt 4,8 tỷ USD trong năm 2024.
Dự án Giường ngủ thông minh là dự án thuyết trình thứ năm tại Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020.
TRÌNH BÀY CỦA DỰ ÁN
Thị trường giường thông minh trên thế giới có giá trị giá 2,6 tỷ USD trong năm 2016, dự đoán sẽ mở rộng với tốc độ 7,9% hằng năm, đạt 4,8 tỷ USD trong năm 2024.
Đứng trước thực trạng tỉ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết tại Việt Nam trong những năm gần đây diễn biến khá phức tạp. Nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng này là thói quen không buông màn khi ngủ của người Việt.
Tại Việt Nam, hiện có gần 21 triệu người mắc tăng huyết áp nhưng tỉ lệ người dân Việt Nam biết mình bị tăng huyết áp và tuân thủ điều trị chỉ chiếm 1/3.
Trong khi đó, việc chăm sóc giấc ngủ của người Việt hiện nay rất hời hợt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, cân nặng và ung thư vú ở nữ giới, hay hội chứng ngừng thở khi ngủ...
Đặc biệt, một trong những nguy cơ đe dọa tính mạng con người là đột tử, hiện nay trở thành một vấn đề đáng lo ngại.
Dự án giường ngủ thông minh của nhóm sinh viên Lê Thị Thu Ngân, Phan Trung Hiếu, Lê Nguyễn Văn Dương, Phan Văn Thịnh, Nguyễn Trương Nhật Tân của trường Đại học Duy Tân đã phát triển dự án giường ngủ thông minh, cung cấp hệ thống buông màn tự động, hạn chế tình trạng bị muỗi đốt khi ngủ, thông qua đó giảm số lượng ca sốt xuất huyết tại Việt Nam.
Từ đó góp phần thay đổi, tạo thói quen theo dõi các thông số sức khỏe và chất lượng giấc ngủ hằng ngày, giúp người dùng phát hiện các bất thường để kịp thời phòng tránh, giảm thiểu các căn bệnh nguy hại; Kịp thời phát hiện nguy cơ đột tử, ngừng thở khi ngủ để phòng tránh và điều trị.
Tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng dự án sẽ cung cấp: các thiết bị, cảm biến, kết nối công nghệ, ID người dùng, biến chiếc giường ngủ cá nhân của người dùng thành những chiếc “giường ngủ thông minh”. Giường ngủ thông minh với đầy đủ các tính năng/ tính năng được lựa chọn như buông/ xếp màn tự động theo trạng thái ngủ/ thức của người dùng, đo đạc, đánh giá, lưu trữ, báo cáo các thông số sức khỏe (nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt, tần suất cử động). Đánh giá chất lượng giấc ngủ, đưa ra một số lời khuyên, cảnh báo các chỉ số bất thường kéo dài, cảnh báo khi phát hiện nguy cơ đột tử hoặc chứng ngừng thở khi ngủ của người dùng.
Theo thuyết trình của đại diện dự án, so với các sản phẩm giường ngủ thông minh có trên thị trường hiện nay, lợi thế sản phẩm đó là kết hợp cả yếu tố chăm sóc sức khỏe lẫn tiện nghi, phù hợp với điều kiện khí hậu; thói quen và cả mức sống của người Việt; Có thể phân tích và cảnh báo các chỉ số bất thường, đặc biệt là nguy cơ đột tử. Tạo ra sản phẩm thông minh ngay trên chiếc giường ngủ cá nhân của người dùng.
Về tiến độ, giai đoạn 1, sẽ nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm từ 6-12 tháng (hiện nay đã đạt đến giai đoạn sản phẩm mẫu cơ bản). Giai đoạn 2, sẽ kiểm định chất lượng sản phẩm mẫu, hoàn thành hồ sơ pháp lí, nhận phản hồi và hoàn chỉnh từ 6-9 tháng. Giai đoạn 3 là chuyển giao, sản xuất đại trà và bán hàng cũng như cung cấp các dịch vụ hậu mãi.
Mục tiêu năm thứ nhất sẽ sản xuất 1400 sản phẩm trong đó Quý 1 sản xuất 155 chiếc, Quý 2 sản xuất 215 chiếc, Quý 3 sản xuất 350 chiếc, Quý 4 sản xuất 570 chiếc.
PHẢN BIỆN TỪ HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH:
Đại diện Hội đồng Thẩm định dự án, ông Trần Trí Dũng đặt câu hỏi cho nhóm rằng tỷ lệ người đột quỵ khi đang ngủ trên giường là bao nhiêu? và lý do nhóm lựa chọn đối tượng khách hàng là khách sạn, bệnh viện, khu nọi trú và hộ gia đình.
Trả lời câu hỏi, đại diện nhóm dự án cho biết tỷ lệ này tuy chưa có thống kê nhưng có con số 62% bệnh nhân tử vong thì từ 4-6 h sáng theo thống kê Bệnh viện 108, quãng thời gian này thường nằm trong khoảng thời gian con người di chuyển từ giường đến nhà vệ sinh. Còn đột quỵ trên giường có xảy ra nhưng đa phần phát hiện đã quá trễ dẫn đến tử vong khi vào bệnh viện nên chưa có thống kê, nhưng chắc chắn có nên cần giải quyết dù là 10% hay 1%.
Đặc biệt, đại diện nhóm dự án cho biết giường ngủ thông minh có đo thời gian người bệnh rời giường trong khoảng thời gian 4-6h sáng, do đó, khi người bệnh rời giường qúa 5phút thì giường sẽ báo động, điều này góp phần giúp phát hiện sớm người đột quỵ, giảm được thời gian cấp cứu cho người thân biết người này đã rời giường bao nhiêu phút.
Trong khi đó, Đại diện khác của Hội đồng tư vấn - ông Đàm Quang Thắng đặt vấn đề, sản phẩm liên quan sức khoẻ rất quan trọng vấn đề chuyên môn nhưng nhóm phát triển lại không có tư vấn y khoa, vậy căn cứ dựa vào đâu để phát triển sản phẩm?
Trả lời vấn đề này, đại diện của nhóm cũng là một sinh viên y khoa cho biết đang dựa vào một số công nghệ cảm biến có sẵn của nước ngoài như cảm biến đo nhiệt độ không chạm… Nhóm đã những công nghệ này áp dụng được vào thực tế trên một chiếc giường, hiện nhóm dự án cũng đã có sản phẩm demo. Đồng thời cũng đã đưa sản phẩm tham dự nhiều cuộc thi khởi nghiệp khác. Sản phẩm demo hiện vẫn đang rất là thô nên đang hoàn thiện các thiết kế bên ngoài.
Đại diện Hội đồng Thẩm định ông Trương Thanh Hùng cũng đồng tình cho rằng dự án cần có tính chuyên môn y khoa cao, tuy nhiên điều khiến vị cố vấn băn khoăn là dự án vẫn đang sử dụng công nghệ có sẵn của nước ngoài, đồng thời lo ngại vấn đề lo con người khi sử dụng các loại thiết bị chứa sóng cảm biển?
Trả lời ông Trương Thanh Hùng, đại diện nhóm cho biết đã có phát triển thêm công nghệ đo nhịp tim và đo nhiệt không chạm, theo đó, thiết kế lại nhỏ gọn và ưu việt hơn so với sản phẩm có sẵn trên thị trường.
Đại diện nhóm đồng thời cho biết chưa có ghi nhận về tài liệu hay nghiên cứu nào chứng minh các thiết bị này gây hại, nhiều thiết bị hiện đang được ứng dụng trong các thiết bị y tế.
Cố vấn Trương Thanh Hùng sau đó đặt vấn đề ngủ có ngon không? Nhóm cho biết giường đã bổ sung tính năng lâng hạ giường và điều chỉnh nhiệt độ phòng tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.
PHẢN BIỆN CỦA CÁC ĐỐI THỦ:
Ở phần phản biện từ dự án đối diện, đại diện Dự án kẹo chống đột quỵ C-Nato đặt vấn đề, tại sao khách hàng phải mua sản phẩm giường này với giá rất cao mà chưa được kiểm chứng thay vì sử dụng thuốc chống đột quỵ và làm sao giải quyết vấn đề nguyên liệu khi phụ thuộc vào nước ngoài?
Trả lời nhóm dự án đối thủ, đại diện nhóm dự án giường ngủ thông minh cho biết trước khi ra thị trường nhóm phải đăng ký theo Luật tiêu chuẩn quy chuẩn. còn khi kinh doanh sản phẩm sẽ tiếp tuc được công nhận tiêu chuẩn. Nhóm tự tin khi trên thị trường chưa hề có sản phẩm cạnh tranh.
Trong khi đó, nhóm dự án Pando đặt vấn đề sóng điện từ có thể ảnh hưởng sức khoẻ con người? Đồng thời sản phẩm có thể đo chỉ tiêu sức khoẻ của 2-3 người cùng nằm trên giường hay không?
Trả lời câu hỏi này, đại diện nhóm dự án giường ngủ thông minh cho biết công nghệ PCJ dựa trên sự chuyển động của cơ thể đo chuyển động của tim, công nghệ này ra đời trước cả công nghệ điện tim nên không có tia nào, do đó, không ảnh hưởng sức khoẻ con người.
Vấn đề thứ hai đó là đo chỉ tiêu sức khoẻ của 2-3 người, do đó, nhóm sẽ có những lựa chọn cho giường 2-3 người, tích hợp cả apple watch để đo được sức khoẻ của cả hai người. Nhóm nhấn mạnh sản phẩm giường ngủ thông minh không cạnh tranh với apple watch bởi hai sản phẩm có tính năng khác nhau.
Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã là một người bạn đồng hành quen thuộc với các bạn trẻ mong muốn lập thân, lập nghiệp bằng con đường kinh doanh. Năm 2020, các hoạt động khởi nghiệp được thực hiện đa dạng, tập trung vào đào tạo, huấn luyện, tư vấn, như đào tạo giảng viên nguồn TOT, tập huấn và huấn luyện về khởi nghiệp và kinh doanh liêm chính; tư vấn – hỗ trợ khởi nghiệp. Đáng chú ý, năm 2020, Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đã thành lập và ra mắt Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia và tổ chức thành công Diễn đàn ASEAN Khởi nghiệp theo hình thức vừa trực tiếp và vừa trực tuyến. |
Có thể bạn quan tâm
15:10, 26/12/2020
14:30, 26/12/2020
14:20, 26/12/2020
13:38, 26/12/2020