Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020: Dự án Kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-NATO

NHÓM PHÓNG VIÊN 26/12/2020 17:18

Sản phẩm gồm 25 viên kẹo dẻo, mỗi viên có trọng lượng 4 gam đựng trong hũ kèm theo 01 hướng dẫn sử dụng. C-NATO làm tan huyết khối, hỗ trợ kiểm soát nguy cơ đột quỵ.

Dự án Kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-NATO là dự án thứ sáu thuyết trình tại Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020.

TRÌNH BÀY CỦA DỰ ÁN

Sản phẩm gồm 25 viên kẹo dẻo, mỗi viên có trọng lượng 4 gam đựng trong hũ kèm theo 01 hướng dẫn sử dụng. C-NATO làm tan huyết khối, hỗ trợ kiểm soát nguy cơ đột quỵ.

Thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm phục vụ cho việc điều trị bệnh tai biến và đột quỵ như: Nattokinase Orihiro, Ginkgo Natto, DHA Natto Q10, NattoEnzyme, Natto Kan, Nattospes… Các sản phẩm này đều được đóng trong viên con nhộng, để giúp cho enzim natokinaza có thể di chuyển qua dạ dày mà không bị mất hoạt tính.

Tuy nhiên, khi xuống đến ruột non, natokinaza có thể bị phân cắt bởi các proteaza trong cơ thể và tỷ lệ hấp thu protein nguyên vẹn của ruột non rất thấp làm cho hàm lượng enzim này vào được trong hệ thống mạch máu là không nhiều.

Dự án Kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-NATO

Các tác giả của Dự án Kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-NATO

Đại diện dự án cho biết, giải pháp bổ sung enzim natokinaza tách chiết từ quá trình nuôi cấy bán rắn chủng Bacillus amyloliquefaciens vào kẹo dẻo là một hướng mới, chưa có sản phẩm tương tự trên thị trường.

Thời gian ngậm kẹo dẻo trong miệng, enzim natokinaza với kích thước nhỏ (khoảng 27 kB) sẽ được hấp thu trực tiếp qua lớp niêm mạc dưới lưỡi mà không chịu tác động của acid dạ dày hoặc các proteaza tiêu hóa trong cơ thể.

Bên cạnh các sản phẩm viên con nhộng truyền thống, kẹo dẻo sẽ là một giải pháp mới, giúp cho những người thường xuyên sử dụng sản phẩm có chứa natokinaza có thêm sự lựa chọn, bớt cảm giác khó chịu khi phải uống thuốc thường xuyên trong thời gian dài.

Trước thực tế đó, nhóm sinh viên gồm Vũ Điệp Hoàng Thương, Phan Nguyễn Hoàng Hân, Vương Ngọc Ái, Huỳnh Phương, Lê Ngọc Nhân đến từ Đại học Thủ Dầu một đã Xây dựng mô hình “Kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-NATO” với mục tiêu giảm bớt cảm giác khó chịu khi phải uống thuốc thường xuyên trong thời gian dài, làm tan huyết khối, hỗ trợ kiểm soát nguy cơ đột quỵ.

Enzim natokinaza (giải pháp chủ yếu để kiểm soát vấn đề huyết khối) với kích thước nhỏ (khoảng 27 kB) sẽ được hấp thu trực tiếp qua lớp niêm mạc dưới lưỡi mà không chịu tác động của acid dạ dày hoặc các proteaza tiêu hóa trong cơ thể, tăng hiệu quả sản phẩm.

Sản phẩm gồm 25 viên kẹo dẻo, mỗi viên có trọng lượng 4 gam đựng trong hũ kèm theo 01 hướng dẫn sử dụng. C-NATO làm tan huyết khối, hỗ trợ kiểm soát nguy cơ đột quỵ.

Thị trường mục tiêu: tỉnh Bình Dương, các tỉnh/ thành phố khác của Việt Nam đặc biệt là các tỉnh/ thành phố lớn có thu nhập và nhận thức của người tiêu dùng cao…

 Dự án sẽ được chia làm 02 giai đoạn:

Giai đoạn I: Xây dựng chiến dịch quảng bá, tuyên truyền về sản phẩm (từ tháng 6/2021 đến 8/2021) bao gồm hoạt động tổ chức Hội thảo với chủ đề “Đột quỵ - Nguy cơ và tác hại” giúp nhận biết nguy cơ và tác hại của đột quỵ. đối với mỗi người, mỗi gia đình và sự xuất hiện của sản phẩm C-Nato có thể giúp người tiêu dùng phòng ngừa đột quỵ.

Giai đoạn II: Xây dựng niềm tin chất lượng sản phẩm (từ tháng 9/2021 đến 02/2022) sẽ hình thành chuỗi hành trình “Đánh tan nguy cơ đột quỵ cùng C-Nato”. Sau khi thông tin, người tiêu dùng đang ở giai đoạn biết về sản phẩm. Tiếp tục truyền thông đến người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng có niềm tin về chất lượng, tính ưu việt của sản phẩm “Kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-Nato”.

Sản phẩm kẹo có hình hoa cúc, giữa có nhân hình trái tim, trọng lượng khoảng 4 gam/ viên, bao gồm 5% (w/w) enzim natokinaza thô; 1% (w/w) dịch chiết hoa đậu biếc và 14% (w/w) nước chanh nguyên chất.

Hoạt chất anthocyanin từ hoa đậu biếc có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Trong khi đó, kẹo dẻo chứa enzime natokinaza có hiệu suất gây tan huyết đạt 81,4% sau 12 giờ xử lý, tương đương với một số loại thực phẩm chức năng có tác dụng tan huyết khối trên thị trường.

Ngoài ra, sản phẩm có giá bán dự kiến 3000 đồng/ viên, thấp hơn từ 1000 – 2000 đồng so với hầu hết các sản phẩm có cùng tác dụng trên thị trường, sẽ là một lợi thế lớn giúp tăng sức cạnh tranh và thương mại hóa sản phẩm.

Dự kiến, tổng nguồn vốn đầu tư của dự án là 1.302.852.776 đồng.

PHẢN BIỆN TỪ HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH:

Trả lời câu hỏi của Đại diện Hội đồng Thẩm định Trương Thanh Hùng, nếu người dùng dùng sản phẩm mà vẫn đột quỵ thì giải quyết thế nào? Đại diện nhóm cho biết, sản phẩm của nhóm là sản phẩm chức năng, nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứ không phải là thuốc nên lời khuyên là hãy sử dụng thường xuyên và bên cạnh đó có lối sống lành mạnh

Đại diện Hội đồng Thẩm định Trương Thanh Hùng tiếp tục đặt vấn đề nhóm đã kiểm chứng sản phẩm như thế nào? Đại diện nhóm cho biết theo thông tư 43/2014/TT-BYT về quản lý thực phẩm chức năng quy định cần kiểm định được hoạt chất bảo vệ sức khoẻ trong sản phẩm thực phẩm chức năng thì có thể đưa sản phẩm ra thị trường, nhóm hiện đã có giấy chứng nhận kiểm định về hoạt chất enzym Nattokinase có trong sản phẩm. Nhóm cũng gửi đi kiểm định thêm để sản phẩm ra đời gần gũi với thị trường hơn. 

Trong khi đó, trả lời câu hỏi của Đại diện Hội đồng Thẩm định ông Trần Trí Dũng về việc sản phẩm khi nào có thể bán trên các hệ thống siêu thị? Đại diện nhóm cho biết tháng 2/2021 nhóm sẽ có thêm kiểm định của bên ATTP lúc đó mới có thể trả lời.

Đại diện khác của Hội đồng tư vấn - ông Đàm Quang Thắng cho rằng sản phẩm có hoạt chất enzym Nattokinase thì đã có nhiều, dự án đã có kiểm chứng chưa? Thứ hai nhóm còn phải giải quyết vấn đề đăng ký được sản phẩm lưu hành dạng thực phẩm chức năng thì mới được lưu hành? Vấn đề thứ 3 là sản phẩm của nhà trường sẽ được thương mại hoá như thế nào?

Trả lời những vấn đề mà ông Đàm Quang Thắng đặt ra, đại diện nhóm cho biết hiện sản phẩm đã được thử nghiệm và sử dụng bởi 100 giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một đã nhận được phản hồi tích cực. Đồng thời, nhóm đã thử nghiệm sự hoạt động của enzym này trên cục máu đông và làm tan 80% cục máu đông. Nhóm cũng đã tìm hiểu những nghiên cứu của Nhật bản cho thấy enzym này trong mầm đậu nành làm tan huyết khối, tại Việt Nam cũng có nghiên cứu là enzym này làm tan 75% máu đông.

Đại diện nhóm nhấn mạnh vào sự khác biệt của sản phẩm kẹo phòng chống nguy cơ đột quỵ C-Nato với các sản phẩm TPCN khác trên thị trường. Theo đó các sản phẩm hiện là dạng viên nén, trong khi C-Nato là dạng kẹo do đó có thể dễ sử dụng và hấp thụ tốt hơn.

Ông Phan Đình Tuấn Anh đặt vấn đề 1 viên kẹo C-Nato giá 4.000 đồng sẽ lãi bao nhiêu? Và tại sao người dùng phải sử dụng sản phẩm này? Đại diện nhóm trả lời giá bán lẻ của hộp 25 viên là 100.000 đồng/hộp, trong đó chi phí sản xuất là 25.000 đồng.

Đại diện nhóm dự án cũng cho biết đối tượng khách hàng hướng đến là những người quan tâm vấn đề sức khoẻ, nhóm khảo sát thấy các sản phẩm viên nén khác hiện bán trên thị trường có giá 6k/viên và sử dụng 3 viên/ngày. Do đó, sản phẩm kẹo C-Nato có nhiều ưu thế cạnh tranh hơn về giá thành.

PHẢN BIỆN CỦA CÁC ĐỐI THỦ:

Nhóm dự án của Học viên ngân hàng đặt câu hỏi nhóm đặt doanh thu năm nhất mức 3 tỷ là quá cao trong khi chi phí quảng cáo với sản phẩm thực phẩm chức năng trên kênh truyền hình có thể lên tới 2 tỷ 2/năm, chưa kể chi phí vận hành?

Trả lời vấn đề này, đại diện nhóm dự án kẹo C-Nato cho biết ở giai đoạn đầu, chiến lược marketing sẽ tập trung vào các hội thảo tại tỉnh Bình Dương, với sự đảm bảo từ 100 giảng viên thủ dầu một đã sử dụng sản phẩm sẽ tạo độ tin tưởng. Sản phẩm của trường Đại học Thủ Dầu một nên khi đã chắc chắn vấn đề pháp lý sẽ được đi vào các kênh phân phối là các công ty dược có liên kết với nhà trường.

Khi được nhóm dự án đối thủ đặt vấn đề phân khúc khách hàng quá rộng, nhóm dự án C-Nato cho biết nhóm khách hàng không bó hẹp. Sức khoẻ là quan trọng nhất do đó nhóm đã đi vào phát triển chống đột quỵ với những ưu thế khác biệt như giá thành, sản phẩm dạng kẹo cũng giúp sản phẩm được hấp thụ qua niêm mạc lưỡi và niêm mạc ruột, khác với việc chỉ được hấp thụ qua niêm mạc ruột như với sản phẩm dạng nén đang có trên thị trường.

Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã là một người bạn đồng hành quen thuộc với các bạn trẻ mong muốn lập thân, lập nghiệp bằng con đường kinh doanh.

Năm 2020, các hoạt động khởi nghiệp được thực hiện đa dạng, tập trung vào đào tạo, huấn luyện, tư vấn, như đào tạo giảng viên nguồn TOT, tập huấn và huấn luyện về khởi nghiệp và kinh doanh liêm chính; tư vấn – hỗ trợ khởi nghiệp. Đáng chú ý, năm 2020, Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đã thành lập và ra mắt Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia và tổ chức thành công Diễn đàn ASEAN Khởi nghiệp theo hình thức vừa trực tiếp và vừa trực tuyến.

Có thể bạn quan tâm

  • Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020: Dự án Giường ngủ thông minh

    16:30, 26/12/2020

  • Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020: Dự án “Sản xuất và thương mại gỗ Dừa CCF”

    15:10, 26/12/2020

  • Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020: Ứng dụng tảo Spirulina gia tăng hiệu quả cho tôm và cải tạo môi trường

    14:30, 26/12/2020

  • Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020: Dự án Pando - Vật liệu xây dựng làm từ rác thải nhựa

    14:20, 26/12/2020

  • Trực tiếp: Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020

    13:38, 26/12/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020: Dự án Kẹo dẻo hỗ trợ phòng đột quỵ C-NATO
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO