“Chung lưng” gỡ khó cho thịt lợn

Diendandoanhnghiep.vn Tất cả phải “chung lưng” gỡ khó cho thịt lợn, vì đây là mặt hàng “chiến lược” của ngành nông nghiệp và của đất nước.

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thực hiện ngay biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu thịt lợn, bình ổn giá

Qua Diễn đàn kinh tế lần thứ 5 với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức” vừa diễn ra gần đây, tôi có nắm bắt được một số ý của Thủ tướng để triển khai một số vấn đề rất cần thiết và thấm thía.

Trong 2 tháng 6 và 7/2022 thịt lợn hơi vẫn còn 70.000 đồng/kg, nhưng đến tháng 10/2022 bắt đầu “tuột dốc”.p/Ảnh: Vũ Sinh

Trong 2 tháng 6 và 7/2022 thịt lợn hơi vẫn còn 70.000 đồng/kg, nhưng đến tháng 10/2022 bắt đầu “tuột dốc”. Ảnh: Vũ Sinh

Thứ nhất, chúng ta tuân thủ theo quy luật thị trường nhưng có những vấn đề đột biến thì phải xử lý.

Thứ hai, rủi ro chia sẻ, lợi nhuận hài hoà. Các doanh nghiệp, người dân, nhà khoa học, chuyên gia phải có ý kiến tham gia.

Thứ ba, khi có các vấn đề khó khăn của đất nước thì không phải là có phương án tốt nhất mà là phương án có hiệu quả cao nhất. Vì không bao giờ có phương án tốt nhất.

Đi vào cụ thể, tôi xin đặt ra 2 vấn đề chính.

Một là, mặt hàng với 70% dân số tiêu dùng, đặc biệt là người nghèo đó là thịt lợn. Trong 2 tháng 6 và 7/2022 thịt lợn hơi vẫn còn 70.000 đồng/kg, nhưng đến tháng 10/2022 bắt đầu “tuột dốc”. Đến thời điểm này gần hết tháng 12/2022 chỉ còn 51.000 đồng/kg thịt lợn hơi. Đối với những người chăn nuôi nuôi cá thể giá thịt lợn hơi đã giảm từ 30-37%, trong khi giá thành hiện nay là 62.000 đồng/kg bao gồm thức ăn chăn nuôi và các chi phí đầu vào khác.

Như vậy, với một kg lợn hơi người nông dân đã bị lỗ từ 8.000 -10.000 đồng. Vơi 1 con lợn nặng 1 tạ và nuôi hàng trăm con thì thua lỗ sẽ rất lớn. Triển vọng từ nay đến tết cũng rất khó tăng, do xuất khẩu sang Trung Quốc đang bị “ách lại” bởi phía bạn tạm dừng nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam.

Hai là, tiêu thụ trong nước chậm. Từ nhiều tháng nay, chợ giảm giá xuống còn 68.000 đồng/kg thịt lợn mảnh, khoảng 120.000 đồng/kg thịt lợn vai. Trong khi đó, tại một số siêu thị giá thịt lợn 200.000 đồng/kg. Mặc dù giá thịt lợn tại các chợ đã giảm nhưng sức mua chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm 2021.

Việc này đã gây ảnh hưởng đến hàng vạn hộ nông dân, cùng với đó là triển vọng thịt lợn hơi cũng rất khó tăng vì đàn lợn 28 triệu con vẫn còn rất lớn. Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thừa nhận việc nắm số lượng lợn hơi không “chắc chắn”.

Theo tinh thần của Thủ tướng, từ các vấn đề tôi vừa phân tích đây là rủi ro cho những người nông dân. Như chúng ta đã biết, kinh tế một số năm trở lại đây thường “trồi sụt”, mặc dù trong thời kỳ có dịch “bệ đỡ” cho nền kinh tế vẫn là nông nghiệp.

Phải chăng lúc này cần có sự hỗ trợ cho người nông dân trong lĩnh vực chăn nuôi? Theo tôi, việc này cần phải làm và làm ngay. Câu hỏi đặt ra là hỗ trợ bằng cách nào? Giá lợn hơi nếu tăng lên 60.000 đồng/kg thì người nông dân mới có thể hoà vốn. Tuy nhiên, làm thế nào để tăng lên được 60.000 đồng/kg? 

>>Nguy cơ chênh lệch cung cầu thịt lợn hiện hữu

>>Nghịch lý giá thức ăn chăn nuôi tăng, thịt lợn hơi giảm mạnh

Đối với những người chăn nuôi nuôi cá thể giá thịt lợn hơi đã giảm từ 30-37%, trong khi giá thành hiện nay là 62.000 đồng/kg bao gồm thức ăn chăn nuôi và các chi phí đầu vào khác. Ảnh: Vũ Long

Đối với những người chăn nuôi nuôi cá thể giá thịt lợn hơi đã giảm từ 30-37%, trong khi giá thành hiện nay là 62.000 đồng/kg bao gồm thức ăn chăn nuôi và các chi phí đầu vào khác. Ảnh: Vũ Long

Tôi cho rằng có một số hướng cơ bản sau.

Thứ nhất, các Sở Nông nghiệp các tỉnh có chăn nuôi lớn như Đồng Nai... phải tập trung vào tổ chức lại hệ thống phân phối trong và ngoài tỉnh bằng hình thức liên kết, xúc tiến thương mại để tìm hướng tiêu thụ thịt lợn.

Thứ hai, các siêu thị tại các tỉnh, thành phố như TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… phải đề nghị các siêu thị chia sẻ hạ giá để tiêu thụ nhanh hơn, nếu vẫn “neo” giá 200.000 đồng/kg thì không ổn, trong khi giá lợn hơi tại chợ chỉ có 130.000 đồng/kg.

Mặc dù siêu thị chỉ đảm nhiệm 15% mức tiêu thụ thịt lợn nhưng với 1.200 siêu thị cùng 275 trung tâm thương mại trên cả nước sẽ có sức ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiêu thụ thịt lợn.

Do đó, các siêu thị, trung tâm thương mại trên cả nước phải cùng chung tay gỡ khó cho người nông dân trong thời điểm này, không thể “treo” giá cao như vậy vì đây là mức giá rất vô lý khi chênh với giá ở chợ tới 70.000 đồng/kg.

Nếu giảm được thì vừa tăng uy tín cho siêu thị, đồng thời giải quyết tiêu thụ nhanh thịt lợn. Giảm giá thịt lợn trong siêu thị, trung tâm thương mại là con đường ngắn nhất để đẩy nhanh mức tiêu thụ thịt lợn.

Thứ ba, có thể dữ trữ đông lạnh, đóng hộp… để vừa tăng cầu đồng thời giảm căng thẳng cho phía cung. Thịt lợn là mặt hàng “chiến lược” gắn liền với bữa cơm thường ngày của mỗi gia đình Việt Nam, do đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước phải cùng “chung tay” gỡ khó cho thịt lợn.

Ngoài ra, lợn đang nuôi thì vẫn phải cho ăn, vậy những nhà bán thức ăn cho lợn sẽ phải có trách nhiệm như thế nào? Có tăng giá bán thức ăn lên hay không? Đây là câu hỏi lớn cho các nhà cung ứng thức ăn cùng vào cuộc.

Tất cả phải “chung lưng” gỡ khó cho thịt lợn, vì đây là mặt hàng “chiến lược” của ngành nông nghiệp và của đất nước.

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Chung lưng” gỡ khó cho thịt lợn tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714711544 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714711544 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10