Dịp cận Tết, nhiều đại lý bán xe nội địa đứng trong tình trạng bán lỗ vốn cũng không ai mua, trong khi xe ngoại đang móc túi khách hàng cả trăm triệu lại đắt khách.
Giám giá vẫn ế khách
Đầu năm 2019, nhiều hãng xe đã điều chỉnh giá bán lẻ của một số mẫu xe ô tô như Nissan Việt Nam đã điều chỉnh giá bán lẻ của hai mẫu X-Trail V-series và Sunny Q-series. Công ty Trường Hải cũng tiếp tục duy trì mức giảm giá từ 10-30 triệu đồng cho các mẫu xe đang bán ra tại thị trường Việt Nam. Trong đó, Mazda CX-5 và Mazda BT-50 có mức giảm cao nhất 30 triệu đồng. Một loạt mẫu xe khác sản xuất lắp ráp trong nước, như Honda City, Hyundai i10, Kia Morning,... có giá bán tại các đại lý cũng giảm từ 5-20 triệu đồng tùy từng phiên bản.
Không những hạ giá mà các mẫu xe kể trên còn dồi dào nguồn cung, khách hàng muốn mua có thể lấy ngay trước Tết.
Theo các doanh nghiệp, do tồn kho bắt đầu tăng lên và xe nhập khẩu về nhiều cạnh tranh, nên xe lắp ráp trong nước phải giảm giá để giành khách. Ngoài ra, một số model của năm 2018 còn tồn bán nốt, đón xe mới năm 2019.
Tuy nhiên, việc giảm giá này khiến nhiều đại lý nhập xe thời điểm năm 2018 với mức giá cao hơn giá niêm yết của hãng hiện nay khiến họ đành chấp nhận bị lỗ vài chục triệu mỗi xe, may mắn thì một số mẫu hòa vốn.
Mặc dù đã chấp nhận chịu lỗ nhưng do người tiêu dùng Việt Nam vẫn có tâm lý chuộng hàng ngoại, nên những mẫu xe lắp ráp trong nước vẫn ế khách.
Có thể bạn quan tâm
10:35, 24/11/2018
10:34, 24/11/2018
10:40, 23/11/2018
10:37, 23/11/2018
Xe ngoại “móc túi” khách hàng
Trong khi xe lắp ráp nội địa xuống giá không ai mua thì dịp cận Tết Nguyên đán các mẫu xe ngoại lại đang móc túi khách hàng cả trăm triệu đồng.
Hiện nay, một số loại xe ô tô nhập khẩu hút khách bị đẩy giá lên cao. Lấy lý do nguồn cung xe hạn chế, đại lý có đủ cách “chặt chém” khách hàng, từ tăng giá, ép mua thêm phụ kiện, kênh giá nếu khách hàng muốn nhận xe sớm.
Điển hình là mẫu Ford Everest. Để được giao xe trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, khách hàng mua xe Ford Everest phải chịu chênh giá từ 50-70 triệu đồng, thậm chí có đại lý còn “thương lượng” chênh tới 100-150 triệu đồng.
Chưa kể, nhiều đại lý ép khách hàng mua thêm phụ kiện. Với mẫu Ford Explorer, hiện nay, khách hàng muốn nhận Ford Explorer 2018 sớm phải bỏ thêm số tiền từ 150-270 triệu đồng để mua phụ kiện.
Lý do những mẫu xe nhập khẩu ăn khách, luôn bị các đại lý ép khách hàng phải mua thêm bộ phụ kiện "giá chát, để bù cho xe lắp ráp trong nước bán hòa vốn hoặc lỗ. Bởi đại lý phải lấy xe lắp ráp mới được cung cấp xe nhập khẩu, nhất là những mẫu đang "nóng" trên thị trường.
Không những chịu cảnh "làm giá" từ các đại lý, người tiêu dùng muốn mua ô tô thời điểm này sẽ phải chịu mất thêm tiền do nhiều mẫu ô tô bất ngờ tăng giá bán.
Kể từ 1/1/2019, Honda CR-V thế hệ mới chính thức tăng giá bán thêm 10 triệu đồng trên cả 3 phiên bản E, G, L. Sau khi tăng giá, phiên bản L có giá 1,093 tỷ đồng; phiên bản G có giá 1,023 tỷ đồng và phiên bản E giá 983 triệu đồng.
Như vậy, kể từ lần Honda CR-V về Việt Nam theo diện nhập khẩu Thái Lan hưởng thuế ưu đãi 0%, đây là lần tăng giá thứ ba, với mức tăng tổng cộng 25 triệu đồng. Sau khi được áp dụng mức giá mới, Honda CR-V hiện có giá cao nhất phân khúc.
Xe sản xuất lắp ráp trong nước được cho sẽ gặp bất lợi khi cạnh tranh với xe nhập khẩu nguyên chiếc hưởng thuế 0%. Các DN dự báo, nếu xe nhập khẩu tràn vào nhiều, giá sẽ giảm nữa và xe sản xuất lắp ráp trong nước khó có thể cạnh tranh bởi giá thành cao hơn khoảng 10-15%.