Chuyện đầu năm học: Sách cũ, sách mới

Trương Khắc Trà 26/08/2018 07:00

Những trang sách mới thơm nực mùi mực để lại ký ức không thể nào phai thời cắp sách đến trường, nhưng khi nội dung chương trình thay đổi, mùi mực thơm hòa cùng mùi... tốn kém!

Tuổi thơ không thể nào quên mùi sách vở mới đầu mỗi năm học, vừa sung sướng vừa âu lo nắn nót viết cái tiêu đề đầu tiên lên trang vở mới toanh được bọc bìa bằng nilon để đến cuối năm học vẫn còn y nguyên.

Với những cuốn sách giáo khoa cũng thế, ngày trước không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện tậu cho con em mình bộ sách hoàn toàn mới, nhà có nhiều anh em thì sách được truyền cho nhau, đến tận thằng út thì tập sách dày cộp bùng nhùng như tổ đỉa.

Cứ đầu năm học lại lục tìm trong mọi ngóc ngách tìm sách cũ, cuốn nào không có thì đi xin con nhà hàng xóm, xin không có mới bấm bụng đi mua, có nhiều bộ sách được “lắp ghép” từ nhiều nguồn.

Sách giáo khoa mới xuất bản thường xuyên là ghánh nặng chi phí đầu năm học

Sách giáo khoa mới xuất bản thường xuyên là ghánh nặng chi phí đầu năm học

Xin sách nhanh chóng trở thành kỷ niệm từ khi nền giáo dục bắt đầu có những đổi thay lớn, đầu tiên là làm mới nội dung sách giáo khoa, một hai năm có thể kiến thức bị cho…lỗi thời, sách cũ trở về với đúng ý nghĩa của nó!

Có thể bạn quan tâm

  • Thống nhất lùi thời điểm áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới

    Thống nhất lùi thời điểm áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới

    17:15, 21/11/2017

  • Bibica tặng 2000 bộ sách giáo khoa mới cho học sinh vùng sâu vùng xa

    00:00, 19/08/2013

  • Đổi mới sách giáo khoa: Cách làm phù hợp với Việt Nam

    00:00, 17/05/2014

  • Khó mua như... sách giáo khoa

    05:12, 25/08/2018

  • Sách giáo khoa mang “hình bóng Trung Quốc”: Đừng "nhìn gà hóa cuốc"!

    06:01, 17/08/2018

  • Đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

    22:14, 18/06/2018

  • Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Tôi tin cải cách được sách giáo khoa”

    10:33, 06/06/2018

Phụ huynh không còn cách nào khác phải mua mới hoàn toàn. Ý nghĩa của khái niệm sách giáo khoa được hiểu là loại sách chuẩn cho một ngành học, cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học, là tài liệu tham khảo chính thống của giáo viên.

Theo báo cáo năm 2017 của Nhà xuất bản Việt Nam, sản lượng sản xuất sách giáo khoa năm 2018 dự kiến là 104 triệu bản; năm 2017 là 107,8 triệu bản; năm 2016 là 108,8 triệu bản và năm 2015 là 101 triệu bản.

Số lượng xuất bản sách giáo khoa của nhà xuất bản giáo dục chiếm hơn một nửa của toàn ngành xuất bản, nhiều hơn bất kỳ bản ấn phẩm nào của những tờ nhật báo hàng đầu Việt Nam trong một năm.

Theo thống kê khác, năm 2016, số lượng SGK phát hành của NXB Giáo dục Việt Nam chiếm tới 56,4% ngành xuất bản. Năm 2017, con số này là 50,4%. Ðó là chưa kể các loại ấn phẩm khác của nhà xuất bản này. Như vậy, số lượng phát hành SGK của NXB Giáo dục Việt Nam bằng tất cả ấn phẩm in ấn của các NXB khác ở Việt Nam cộng lại. Ngoài SGK, NXB Giáo dục Việt Nam còn in các ấn phẩm khác dạng tài liệu sách và các loại lịch, áp phích, tờ rơi, tờ gấp.

Số lượng xuất bản mới hàng năm khổng lồ có gì đó mâu thuẫn với ý nghĩa của “sách giáo khoa”- một dạng kiến thức chuẩn mực bị thay đổi chóng mặt qua từng năm!?

Dạng sách giáo khoa “lai vở” tức là có thể làm bài tập ngay trong đó tuy tiện lợi nhưng chỉ dùng được một lần, đó là lãng phí. Những vùng khó khăn, trường lớp chưa có, đường đến trường chưa khai thông thì việc đầu tư bộ sách mới đầu năm là ghánh nặng, tốt biết mấy nếu được tận dụng sách cũ!

Đổi mới sách giáo khoa là công việc đương nhiên của ngành giáo dục với ý nghĩa cung cấp kiến thức mới nhất cho người học, nhưng không nhất thiết phải “thay máu” liên tục hàng năm với hàng trăm triệu bản.

Thay sách giáo khoa là công việc tốn kém vô cùng. Năm 1993 phải vay ODA để làm mới sách, chưa đầy 4 năm sau tiếp tục thay, số tiền phải bỏ ra hàng tỷ USD, dưới dạng “các dự án vay ODA cho giáo dục”.

Đến nay sách giáo khoa vẫn chưa yên, có thể bị thay thế bất cứ lúc nào, đã xuất hiện tình trạng tranh cãi xung quanh những bài học, hoặc bị cắt xén, hoặc bị thay mới.

Sự tốn kém giành cho giáo dục là cần thiết, song sự tốn kém nào cũng phải hợp lý. 

Thị trường giáo dục hoàn toàn khác với “giáo dục thị trường”. Trong khi những đề án giành cho giáo dục tốn một khoản lớn ngân sách, thì vẫn còn đó những chuyện không vui.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chuyện đầu năm học: Sách cũ, sách mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO