[CHUYỂN DỊCH ĐẦU TƯ] (Kỳ 1) "Đại công xưởng" đang lỏng lẻo tới từng con ốc vít

Diendandoanhnghiep.vn Từ khi xảy ra cuộc thương chiến Mỹ tới nay, cho đến dịch COVID-19 bỗng dưng xuất hiện như “tiếng sét giữa trời quang”, chuỗi cung ứng của Trung Quốc bị quay cuồng trong khủng hoảng…

Chuỗi cung ứng toàn cầu đảo lộn do dịch cúm corona. (Nguồn ảnh:

Chuỗi cung ứng toàn cầu đảo lộn do dịch cúm corona. (Nguồn ảnh: Theo Tạp chí tài chính điện tử).

Trung Quốc vài chục năm qua được mệnh danh là "đại công xưởng" của thế giới vì là nơi tập trung mật độ cao các nhà máy sản xuất và gia công, nơi cung cấp nguyên phụ liệu cho các quốc gia khác… Đã từng có những ví von rằng nếu nền kinh tế Trung Quốc "hắt hơi" thì kinh tế toàn cầu sẽ "sổ mũi"…Điều đó có nghĩa là khi các nhà máy sản xuất và gia công tại Trung Quốc bị đình trệ, điển hình như trong đợt dịch bệnh virus Corona hiện nay, thì nhiều quốc gia có mối quan hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc từ mức chặt chẽ đến mức vừa phải cũng sẽ bị ảnh hưởng.

“Bỏ trứng vào một giỏ”

Khá lâu rồi, không biết là có chủ ý hay tự nhiên, chuỗi cung ứng toàn cầu và "đại công xưởng" sản xuất hàng hóa của thế giới đã được hình thành đặt trọng tâm tại Trung Quốc và xoay quanh Trung Quốc, khiến các nhà đầu tư thế giới sa vào trạng thái "bỏ tất cả trứng vào một giỏ".

Thị phần các mặt hàng trung gian nhập khẩu từ Trung Quốc - Nguồn: OECD TiVA, Bloomberg Economics

Thị phần các mặt hàng trung gian nhập khẩu từ Trung Quốc - Nguồn: OECD TiVA, Bloomberg Economics

Bloomberg đưa tin, sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 khiến cho hàng chục chuyến tàu chở đầy ắp hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc phục vụ cho thị trường Mỹ và châu Âu như túi xách, tivi màn hình phẳng, đồ chơi bằng nhựa đang bị ách lại tại các cảng biển. Tình trạng hàng hóa không thể xuất khẩu được cho thấy bức tranh chung của thương mại thế giới khi mọi hoạt động thương mại, từ xuất nhập khẩu dầu, khí đốt đến nhiều mặt hàng đồ khô đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khoảng 90% hoạt động thương mại thế giới diễn ra trên tuyến đường biển và Trung Quốc là nguồn cung ứng hàng lớn của ngành hàng hải thế giới. Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng Trung Quốc đã khiến cho nhiều công ty sản xuất lao đao. Các hãng sản xuất lớn, các tập đoàn đa quốc gia chật vật khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Theo hãng thông tấn CNN, COVID-19 khiến hoạt động giao nhận hàng bị ảnh hưởng nặng nề, đe dọa phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tất cả mọi thứ, từ ô tô và máy móc đến may mặc và các mặt hàng tiêu dùng khác đều được vận chuyển trong các container và sự gián đoạn trong ngành đã tác động xấu đến cả các khu vực bên ngoài Trung Quốc khi nước này tìm cách ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh bằng cách đóng cửa các nhà máy và giữ công nhân ở nhà.

Phân tích dựa trên số liệu bán lẻ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các nhà phân tích Bloomberg cho biết, hàng hóa trung gian của Trung Quốc chiếm tỷ trọng tới 40% chuỗi cung ứng tại châu Á đặc biệt là các nước Campuchia, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Riêng Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới nhập khẩu tới 10% hàng hóa trung gian từ các nhà máy ở Trung Quốc.

Chuỗi cung ứng toàn cầu bị “tổn thương”

Các chuyên gia kinh tế Bloomberg dự báo, ngay cả khi dịch bệnh được khống chế, tăng trưởng GDP quý I/2020 của Trung Quốc có thể giảm còn 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý IV/2019 đã lao đáy trong gần 30 năm qua khi chỉ đạt 6%.

Kinh tế Trung Quốc hiện đóng góp khoảng 17% GDP toàn cầu và là đối tác thương mại lớn nhất của nhiều quốc gia trên thế giới. Dịch bệnh khiến kinh tế Trung Quốc “tụt ga” để lại hệ lụy lớn cho các quốc gia phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Trung Quốc là một trong những nước chi phối chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu và sự ảnh hưởng sẽ được cảm nhận trên khắp các thị trường và các nền kinh tế. Các nhà kinh tế của Standard Chartered cho biết, Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Hong Kong (Trung Quốc) có thể trải nghiệm hiệu ứng dây chuyền lớn nhất từ Trung Quốc.

Mặc dù các nhà máy Trung Quốc vẫn sản xuất rất nhiều các sản phẩm đơn giản, có giá trị thấp như quần áo, đồ nhựa, nhưng từ lâu họ đã phát triển cực kỳ mạnh mẽ trong những lĩnh vực tiên tiến và sinh lời nhiều hơn như sản xuất smartphone, máy tính và phụ tùng ôtô. Quốc gia này đã trở thành một phần thiết yếu của chuỗi cung ứng toàn cầu, họ sản xuất những linh kiện cần thiết cho nhiều nhà máy từ Mexico cho đến Malaysia.

Dữ liệu cũng cho thấy có hơn 1/3 lượng nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất dệt may, máy tính và điện tử, thiết bị điện, luyện kim được sử dụng trong quá trình sản xuất đến từ Trung Quốc. Điều này cho thấy việc tìm kiếm nguồn cung thay thế sẽ đặc biệt khó khăn.

Vũ Hán là trung tâm vận chuyển và sản xuất của miền trung Trung Quốc. Tờ Bloomberg xếp Vũ Hán ở vị trí thứ 13 trong số 2.000 thành phố của Trung Quốc về vai trò của nó trong chuỗi cung ứng. Tờ Forbes xếp thành phố này trong Top 10 thành phố sáng tạo nhất của Trung Quốc.

Một số tên tuổi lớn có sự hiện diện quan trọng tại Vũ Hán như Nippon Steel của Nhật Bản, LG Electronic của Hàn Quốc. Các hàng sản xuất ô tô lớn như Nissan, Honda và GM cũng có nhà máy tại đây. Kể cả trong trường hợp chính quyền Trung Quốc khống chế được dịch bệnh trong tỉnh Hồ Bắc, sự gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục diễn ra trên toàn cầu….

[CHUYỂN DỊCH ĐẦU TƯ] (Kỳ 2) Hàng loạt cuộc tháo chạy khỏi Trung Quốc chưa hẹn ngày quay lại

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [CHUYỂN DỊCH ĐẦU TƯ] (Kỳ 1) "Đại công xưởng" đang lỏng lẻo tới từng con ốc vít tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714091049 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714091049 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10