Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu

Diendandoanhnghiep.vn Việc chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu được xem là yếu tố quyết định giúp đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm.

>> Những điểm mới về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Qua 35 năm đổi mới, hội nhập quốc tế, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn rất đáng tự hào.

Tại Ðại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI diễn ra tháng 12/1986, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đề ra nhiệm vụ “đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng” với nhiều nội dung mới, yêu cầu mới.

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đề ra nhiệm vụ “đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng” với nhiều nội dung mới, yêu cầu mới.

Nhìn lại 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại, một trong những điểm nhấn mới nổi bật là xác định cơ đồ đất nước sau 35 năm đổi mới.

Trước thềm sơ kết 5 năm Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 1/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng một lần nữa được mang ra bàn luận.

Đổi mới mô hình tăng trưởng là chủ trương lớn và được đề cập rõ nét từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cho đến nay. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng xác định “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững”.

Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, định hướng về mô hình tăng trưởng tiếp tục được phát triển, lấy phát triển chiều sâu là hướng chủ đạo và nâng cao tính bền vững, chú trọng cả chất lượng và số lượng. Đảng xác định mô hình tăng trưởng là “kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững...”.

>>Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế nhìn từ văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó ban Kinh tế Trung ương quá trình triển khai thực hiện một số chủ trương, chính sách liên quan đến đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế cho thấy nhiều kết quả rõ nét như: Kinh tế vĩ mô cơ bản đã được ổn định; tăng trưởng kinh tế đạt được những kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá, mô hình tăng trưởng từng bước được chuyển đổi theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu; chất lượng tăng trưởng dần cải thiện dù còn ở mức độ khiêm tốn.

Năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia được cải thiện, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực hơn. Cơ cấu các ngành, lĩnh vực có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngành, lĩnh vực Việt Nam có lợi thế trong tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Các vấn đề trọng tâm về cơ cấu lại nền kinh tế gồm cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng đã tập trung thực hiện và đạt được một số kết quả bước đầu. Cơ cấu lại ngân sách nhà nước và khu vực công đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ hiện tại, việc chuyển sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu còn chậm so với yêu cầu đặt ra. Mô hình tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào gồm: vốn, lao động, tài nguyên.

Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế còn hạn chế, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực ở cùng giai đoạn phát triển.

Tăng năng suất lao động thời gian qua chủ yếu vẫn do tăng cường vốn đầu tư và sử dụng lao động chi phí thấp. Năng suất lao động còn thấp và chênh lệch giữa năng suất lao động của Việt Nam với các nước còn tiếp tục gia tăng...

Vậy, làm thế nào để mô hình tăng trưởng của Việt Nam được chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu?.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ có loạt bài về vấn đề này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711626679 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711626679 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10