Chuyển đổi số để thoát hiểm và bứt tốc

Diendandoanhnghiep.vn Chuyển đổi số là khoản đầu tư dài hơi từ hệ thống quản trị chuỗi cung ứng, logistic và nhân lực giúp doanh nghiệp thoát hiểm và thậm chí bứt tốc trong dịch COVID-19.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp chuyển đổi số Việt Nam 2020 “Thoát hiểm và bứt tốc trong COVID-19”, bà Dương Thanh Tâm, chuyên gia quản trị chiến lược, Phó tổng giám đốc VinCommerce chia sẻ, ngành bán lẻ là ngành rất đa dạng, chuyển đổi số là yêu cầu hiện hữu, hiện nay khách hàng gần như không lựa chọn mua hàng bởi sản phẩm và chính sách bán hàng không còn là vũ khí cạnh tranh.

Diễn đàn Doanh nghiệp chuyển đổi số Việt Nam 2020 “Thoát hiểm và bứt tốc trong COVID-19”.

Diễn đàn Doanh nghiệp chuyển đổi số Việt Nam 2020 “Thoát hiểm và bứt tốc trong COVID-19”.

 

Đầu tư dài hơi

“Các chuỗi bán lẻ như hàng thiết yếu, các tiện ích thời trang, rất nhiều ngành nghề khác nhau, chúng ta phải biết được sự vượt trội của sản phẩm ở đâu để có chính sách bán hàng cạnh tranh tiệm cận, khác biệt 2 yếu tố đó là tiện ích, trải nghiệm khách hàng trong mua sắm”, bà Thanh Tâm chia sẻ.

Do đó, Phó TGĐ VinCommerce cho rằng, doanh nghiệp phải xác định khách hàng ở đâu, cần sản phẩm gì thì sẽ tiếp cận ở đó. “Vinmart, Big C đều kinh doanh rau, thứ chúng tôi bán không phải sản phẩm khác biệt, mà khác là tiện ích, khác biệt từ không từ sản phẩm, mà chính là chính sách bán hàng, đó là chuyển đổi số”, bà Thanh Tâm nói.

Chia sẻ tiền đề để chuyển đổi số, Phó TGĐ VinCommerce cho rằng, đầu tiên là mô hình kinh doanh, mô hình kinh doanh phải được xác lập lại, trước đây tương tác vật lý, bán lẻ có các cửa hàng, các tiệm, mở ở phố, trung tâm thương mại, chân dung khách hàng đã theo nhiều năm, nhưng khi chuyển đổi số phải thay đổi mô hình kinh doanh.

Chuyển đổi số doanh nghiệp phải đầu tư dài hơi cho hệ thống quản trị chuỗi cung ứng và logistic, bởi vì dù lên các sàn thương mại điện tử chúng ta có thể có khách hàng nhưng sẽ không có những hệ thống đằng sau đó”, bà Thanh Tâm nói.

Khẳng định xu hướng này, ông Đoàn Duy Khương, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch ASEAN-BAC cho biết, chúng ta đang sống trong thời đại thay đổi, thời gian qua sự phát triển của cách mạng 4.0 chuyển đổi số, đặc biệt là đại dịch Covid-19 làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt khu vực, thay đổi cách ta làm việc và sinh hoạt.

chuyển đổi số mạnh mẽ, năm 2030 GDP ASEAN có thêm 1.000 tỷ USD. Đối với Việt Nam, GDP năm 2030 sẽ tăng 100 tỷ USD.

Phó Chủ tịch VCCI Đoàn Duy Khương cho biết, chuyển đổi số mạnh mẽ sẽ giúp GDP năm 2030 của Việt Nam tăng 100 tỷ USD.

Khẳng định liên kết hữu cơ giữa ngành sản xuất công nghiệp với chuyển đổi số vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, Việt Nam cần phải tận dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp, tập đoàn công nghiệp Việt phải tiên phong nắm lấy công nghệ tiên tiến để tạo ra giá trị. 

Để thành công, các nhà máy, doanh nghiệp phải tận dụng những giải pháp công nghệ, sáng kiến mới giải quyết vấn đề tồn đọng của doanh nghiệp. "Các nhà hoạch định chính sách cần phải có tầm nhìn để quy tụ các doanh nghiệp, hợp tác với các hãng công nghệ lớn nhất để làm động lực tăng trưởng", Phó Chủ tịch VCCI nói.

Ông Đoàn Duy Khương chia sẻ, có bốn chính sách nòng cốt của các nước ASEAN, thứ nhất, là đặt ra một tiêu chuẩn, có dữ liệu kinh tế chung trong khối ASEAN. Thứ hai, đào tạo kỹ năng cho lao động thích nghi với hội nhập khu vực, đặt con người lên hàng đầu. Thứ ba, ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất và phát triển kinh tế, tập trung ứng dụng robot, tự động hoá, AI, ngân hàng thì ứng dụng fintech, thanh toán điện tử chung trong ASEAN rất quan trọng. Thứ tư, an ninh mạng, trong doanh nghiệp công nghệ, đề phòng cạnh tranh, xung khắc lợi ích, thu thuế…

“Chuyển đổi số giúp ASEAN phát triển bền vững. Theo một khảo sát từ Singapore, nếu các nước ASEAN chuyển đổi số mạnh mẽ, năm 2030 GDP ASEAN có thêm 1.000 tỷ USD. Đối với Việt Nam, GDP năm 2030 sẽ tăng 100 tỷ USD. Rõ ràng sản xuất công nghiệp kết hợp”, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Con người là trung tâm của chuyển đổi số

Xác định con người là trung tâm của chuyển đổi số, ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng Cục giáo dục Nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, ngày 16/10 vừa qua, Hội đồng giáo dục ASEAN đã ra mắt để bàn 3 câu chuyện thúc đẩy. Một là thúc đẩy thể chế phát triển nhân lực trong chuyển đổi số. Hai là gắn kết doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào vấn đề đào tạo nhân lực. Ba là vấn đề kỹ năng số.

Khi coi con người là trung tâm có thể tăng GDP lên 2%, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khoảng cách kỹ năng của người lao động trong 10 năm không được cải thiện thì mỗi năm chúng ta sẽ mất 5.000 tỷ USD. Do đó, kỹ năng không chỉ là vấn đề đơn thuần mà còn là vấn đề để phát triển kinh tế.

Khẳng định, không phải bây giờ mới đặt ra nguồn nhân lực kinh tế số, Tổng cục trưởng Tổng Cục giáo dục Nghề nghiệp cho biết trước đó các nước G20 khi bàn về phát triển kinh tế số thì đã đưa ra 3 nhóm chính sách là: Tương lai số thế nào? Ưu tiên của Chính phủ cho thương mại số thế nào? và nói về Kỹ năng số trong giáo dục nghề nghiệp và họ cho rằng kỹ năng số là nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế số để không ai bị bỏ lại phía sau. 

“Tuy nhiên, thách thức hiện nay là thay đổi thói quen, học đi đôi với hành, thực hành liên tục với thầy cô và nhà trường. Thay đổi tất cả sẽ rất khó nhưng trước mắt chúng ta có thể thay đổi nội dung lý thuyết. Một thách thức nữa là người dân hiểu biết về công nghệ thông tin chưa cao”, Tổng cục trưởng Tổng Cục giáo dục Nghề nghiệp nhấn mạnh. Rõ ràng chỉ hệ thống giáo dục đào tạo tổ chức vận hành thì khó thành công, vai trò của doanh nghiệp công nghệ sẽ hỗ trợ xây dựng nền tảng hạ tầng. 

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. "Thời gian tới không chỉ đào tạo cho học sinh sinh viên mà hơn 50 triệu lao động đang làm việc hiện nay phải đào tạo lại để thích ứng với kinh tế số" - ông Trương Anh Dũng nói.

Một vấn đề nữa là tăng cường truyền thông thay đổi nhận thức vai trò của kỹ năng số, nhân lực số cho chiến lược kinh tế số. “Lâu nay chúng ta đào tạo trong nhà trường là chính. Tuy nhiên, kết hợp nhà trường với doanh nghiệp đào tạo dựa trên công nghệ là quan trọng trong tương lai. Gắn các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp theo hướng vừa học vừa làm”, ông Trương Anh Dũng nói.

Về phía người lao động, cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng kỹ năng mới trong thế giới đang thay đổi. Bản thân người lao động xác định lỗ hổng trong kiến thức hiện tại để bổ trợ cần thiết, học hỏi đồng nghiệp để thêm kỹ năng. Với cơ sở đào tạo, chuyển đổi số là cơ hội để thay đổi, là vấn đề sống còn, có kế hoạch thu hút giảng viên, chương trình học liệu số để phát triển kỹ năng số. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyển đổi số để thoát hiểm và bứt tốc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713485219 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713485219 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10