Chuyên gia nói gì về đề xuất xóa 26.500 tỷ đồng nợ thuế

Huyền Trang 06/03/2018 15:47

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết xin xóa 26.500 tỷ đồng nợ thuế, vì số tiền này không thể thu hồi. Diễn đàn Doanh nghiệp xin trích đăng ý kiến của một số chuyên gia xung quanh vấn đề này.

PGS TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài Chính:Xóa nợ thuế mang lại những lợi ích tích cực

Việc đề xuất của Bộ Tài chính là thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với một số trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng, do trở ngại khách quan hoặc những trường hợp không còn khả năng thu là thực sự phù hợp với thực tiễn cũng như quy định mới của pháp luật có liên quan.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng việc xóa nợ thuế sẽ mang lại những lợi ích tích cực.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng việc xóa nợ thuế sẽ mang lại những lợi ích tích cực.

Về nguyên tắc, với thuế, các nước thường để nợ thuế trong phạm vi khoảng dưới 5% tổng thu. Trên thực tế, một số nước trên thế giới đã thực hiện việc xóa nợ thuế.

Tại Việt Nam nếu được tiến hành thì việc làm này sẽ mang lại lợi ích tích cực bởi trước tiên việc làm này sẽ giúp chính ngành thuế làm sạch những khoản nợ không có khả năng thu hồi, nhà nước sẽ dễ dàng cân đối các khoản thu chi ngân sách.

Nhiều quan điểm cho rằng, việc xóa nợ thuế này sẽ tạo nên sự bất công giữa các doanh nghiệp nhưng tôi cho rằng đây là việc cần phải làm bởi với những doanh nghiệp đã phá sản thì dù có cố đi chăng nữa thì ngành thuế cũng khó có thể thu thuế của những doanh nghiệp này.

PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính): Cần có những nguyên tắc khi xóa nợ thuế

Với những khoản thuế này nếu để càng lâu thì càng ảnh hưởng đến vấn đề cân đối thu chi ngân sách của Nhà nước, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động xã hội. 

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng việc xóa nợ thuế sẽ giúp cân đối thu chi ngân sách.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng việc xóa nợ thuế sẽ giúp cân đối thu chi ngân sách.

Tuy nhiên, khi tiến hành việc xóa nợ thuế thì phải tuân thủ nguyên tắc và tiêu chí hết sức rõ ràng, đồng thời phải có sự thanh, kiểm tra để tránh chuyện nhóm lợi ích lợi dụng việc xóa nợ thuế hoặc móc nối nhau để miễn trừ, miễn giảm, tạo ra sự không công bằng với những doanh nghiệp đóng góp thường xuyên cho ngân sách.

Theo tính  toán của Bộ Tài chính, tính đến ngày 31/12/2017, tổng nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do ngành thuế quản lý là hơn 73.000 tỷ đồng. Trong đó, Bộ Tài chính đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế đối với doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng vốn ngân sách chưa được thanh toán là hơn 500 tỷ đồng. Với những người nộp gặp thiên hại, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp khó khăn bất khả kháng khoảng 1.700 tỷ đồng. Với những trường hợp người nộp thuế thực tế đã giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh hơn 24.000 tỷ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chuyên gia nói gì về đề xuất xóa 26.500 tỷ đồng nợ thuế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO