Chuyên gia nói gì về lộ trình nới lỏng giãn cách tại Hà Nội?

MINH CHÂU 13/09/2021 12:41

Trong đợt giãn cách thứ 4 từ ngày 6 - 21/9, Hà Nội áp dụng chiến lược giãn cách theo vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất.

Sáng 13/9, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, TP đang giao các đơn vị xây dựng phương án, kịch bản chi tiết cho việc nới lỏng từng bước giãn cách xã hội khi dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát như trong tuần qua.

Theo ông Tuấn, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn này là lấy mẫu diện rộng, đẩy nhanh và tăng công suất xét nghiệm để sớm khoanh vùng các chuỗi lây nhiễm còn lại, đồng thời đánh giá nguy cơ trên địa bàn.

"Thông qua số liệu xét nghiệm, chúng tôi sẽ đánh giá từng vùng, từng khu vực theo mức độ nguy cơ để tham mưu cho TP phương án nới lỏng từng bước, từng phần. Thay vì chia vùng giãn cách rộng như hiện nay, CDC đang tham mưu giãn cách theo quy mô xã, phường hoặc thậm chí thấp hơn nữa sau ngày 21/9", ông Tuấn nói.

Lãnh đạo CDC Hà Nội cũng nhấn mạnh nguy cơ đối với Hà Nội luôn thường trực, nên vùng nguy cơ rất cao như Thanh Xuân Trung nhiều khả năng tiếp tục nằm trong khu vực giãn cách xã hội nghiêm ngặt để bảo vệ thành quả, giữ gìn vùng xanh, vùng vàng.

Lãnh đạo CDC Hà Nội cũng nhấn mạnh nguy cơ đối với Hà Nội luôn thường trực, nên vùng nguy cơ rất cao như Thanh Xuân Trung nhiều khả năng tiếp tục nằm trong khu vực giãn cách xã hội nghiêm ngặt để bảo vệ thành quả, giữ gìn vùng xanh, vùng vàng.

Lãnh đạo CDC Hà Nội cho biết, vùng nguy cơ rất cao như Thanh Xuân Trung nhiều khả năng tiếp tục nằm trong khu vực giãn cách xã hội nghiêm ngặt để bảo vệ thành quả, giữ gìn vùng xanh, vùng vàng.

Về kết quả xét nghiệm diện rộng theo kế hoạch của UBND TP, lãnh đạo CDC Hà Nội cho rằng tiến độ đã đạt 50%, số ca nhiễm mới đang ở mức thấp, không đáng lo ngại. Điều đáng mừng là F0 vẫn tập trung ở vùng nguy cơ cao và rất cao, không có dấu hiệu lan ra vùng xanh và vàng.

Tuy nhiên, ông Tuấn cũng thừa nhận tiến độ xét nghiệm chưa đạt như mong muốn, công suất lấy mẫu và năng lực xét nghiệm chưa tương xứng.

"Với sự hỗ trợ của 11 địa phương lân cận, TP đã đảm bảo tương đối trong công tác lấy mẫu. Song, việc xét nghiệm còn chậm do số lượng mẫu quá lớn, mà các địa phương cũng khó hỗ trợ TP trong công đoạn này", ông Tuấn nói.

Chia sẻ về lộ trình nới lỏng hôm 12/9, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết TP đang tính đến nới lỏng ở vùng vàng, nơi tập trung các khu công nghiệp, khu kinh doanh, sản xuất lớn. Vùng vàng sẽ giúp doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn nhanh chóng quay lại hoạt động.

"Việc này sẽ đảm bảo công ăn việc làm cho người dân cũng như nguồn thu ngân sách cho TP. Còn lại các nơi khác có điều kiện nới lỏng giãn cách thì từng bước khôi phục lại sản xuất kinh doanh", ông Phong nói và cho biết TP sẽ phân quyền chủ động cho từng địa phương để ra quyết sách phù hợp.

Cần có lộ trình nới lỏng "linh hoạt" dựa trên đánh giá nguy cơ

Nêu quan điểm về lộ trình nới lỏng các biện pháp giãn cách tại Hà Nội, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam cho rằng, để có thể tiến tới lộ trình nới lỏng hơn nữa các hoạt động, dịch vụ hoặc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 19 đối với "vùng xanh", Hà Nội sẽ cần thực hiện đánh giá lại nguy cơ trên nguyên tắc "nguy cơ đến đâu đáp ứng đến đó".

Đồng thời, việc nới lỏng hơn nữa đối với "vùng xanh" sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố, trong đó có nguy cơ dịch tễ, tỉ lệ tiêm vắc xin của thành phố cũng như đặc điểm dân cư và kịch bản phòng, chống dịch tại "vùng xanh".

Hà Nội sẽ cần thực hiện đánh giá lại nguy cơ trên nguyên tắc

Hà Nội sẽ cần thực hiện đánh giá lại nguy cơ trên nguyên tắc "nguy cơ đến đâu đáp ứng đến đó".

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, tại các "vùng xanh", các cấp chính quyền cần nhanh chóng xây dựng phương án và thực hiện lộ trình "mở cửa" dần trở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

"Mục tiêu cuối cùng của việc chống dịch là từng bước thiết lập lại cuộc sống bình thường mới, không thể giãn cách mãi. Việc mở cửa trở lại một số hoạt động theo lộ trình dựa trên nguyên tắc đánh giá nguy cơ là điều cần thiết để đảm bảo an sinh cho người dân", PGS Hùng cho hay.

PGS Hùng nhận định, tại các quận/huyện vùng xanh có thể áp dụng mức giãn cách theo nguyên tắc Chỉ thị 19 trên toàn địa bàn hoặc áp dụng trước tại các khu vực ít nguy cơ nhất và có lộ trình mở rộng vùng xanh trên nguyên tắc đánh giá mức nguy cơ. Thậm chí với những địa bàn nguy cơ rất thấp có thể áp dụng các biện pháp giãn cách thấp hơn Chỉ thị 19.

"Cơ quan chức năng cần xây dựng lộ trình từng bước nới lỏng giãn cách xã hội đối với những khu vực dịch "hạ nhiệt" một cách linh hoạt theo diễn biến dịch. Cần có những tiêu chí cụ thể để đánh giá nguy cơ và "chuyển màu" cho các vùng. Ví dụ những quận/huyện đang áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 15 nhưng sau 2 tuần liên tiếp không ghi nhận F0, có thể cho áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 19. Đây cũng là động lực để các vùng đỏ, vùng vàng phấn đấu kiểm soát dịch để trở thành vùng xanh. Lộ trình nới giãn cách xã hội cũng cần căn cứ vào tỷ lệ tiêm chủng của người dân và kết quả truy vết, khống chế khi các vụ dịch bùng phát của địa phương", PGS Hùng nhấn mạnh.

Trước đó, TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam nhận định, Hà Nội cần tiếp tục duy trì các biện pháp giãn cách cho đến khi bao phủ đủ vắc xin cho cộng đồng, đặc biệt là nhóm người cao tuổi, người có bệnh nền... Bên cạnh đó, xây dựng tiêu chí cho việc nới giãn cách theo từng giai đoạn để tạo động lực phấn đấu cho chính quyền địa phương, người dân và doanh nghiệp. 

Chuyên gia này nêu quan điểm: "Để nới lỏng giãn cách, cần đạt được ít nhất 2 tiêu chí về: độ bao phủ tiêm chủng và năng lực xét nghiệm, điều trị, y tế công cộng".

Lối sống, mô hình kinh doanh an toàn trong trạng thái bình thường mới

PGS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, dù ở trạng thái "bình thường mới" thì Hà Nội vẫn phải có mô hình lối sống an toàn, mô hình kinh doanh an toàn. Bởi lẽ, nếu không có lối sống an toàn, mô hình kinh doanh an toàn, chợ an toàn… thì khi nới lỏng các biện pháp chống dịch, chỉ cần một ca bệnh xâm nhập vào là "vùng xanh" có thể chuyển thành "vùng đỏ". Nhất là ở những vùng có dân cư đông đúc. Vì vậy, cần xây dựng mô hình an toàn và đề cao cảnh giác, không được lơ là, chủ quan", PGS Phu cho hay.

PGS Nguyễn Việt Hùng cũng có chung quan điểm về tầm quan trọng của việc thực hành phòng, chống dịch của người tại các vùng xanh đang dần được nới lỏng.

cần xây dựng mô hình an toàn và đề cao cảnh giác, không được lơ là, chủ quan.

Cần xây dựng mô hình an toàn và đề cao cảnh giác, không được lơ là, chủ quan.

Theo PGS Hùng, khi mở cửa trở lại các hoạt động, điều quan trọng nhất chính là đảm bảo thực hành phòng ngừa lây nhiễm của mỗi người dân, mỗi cơ sở.

Ví dụ điển hình là tại các vùng xanh của Gia Lâm, Long Biên đã cho hoạt động trở lại dịch vụ bán đồ ăn mang về. Nếu người bán hàng, khách hàng, người giao hàng tuân thủ tốt các nguyên tắc phòng dịch như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay, khai báo y tế… thì sẽ vẫn đảm bảo an toàn.

"Đương nhiên, không thể trông chờ hoàn toàn vào ý thức của người dân mà cần phải có sự giám sát chặt của cơ quan chức năng. Trong việc này, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của lực lượng cơ sở. Họ là lực lượng gần dân nhất, sâu sát nhất. Do đó, cần nâng cao vai trò của lực lượng này trong việc đảm bảo thực hành giãn cách của người dân và các cơ sở kinh doanh. Phải xử phạt nghiêm những người vi phạm", PGS Hùng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Nội xét nghiệm COVID-19 toàn dân, Bộ trưởng Bộ Y nói gì?

    09:21, 11/09/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thủ tướng yêu cầu Hà Nội điều chỉnh bất cập trong việc cấp giấy đi đường

    19:40, 08/09/2021

  • Hà Nội bây giờ… trong mắt ai?

    05:00, 10/09/2021

  • [eMagazine] COVID-19 đã thay đổi thế giới như thế nào?

    11:00, 13/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chuyên gia nói gì về lộ trình nới lỏng giãn cách tại Hà Nội?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO