Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chuyển tư duy từ “làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa”, chú trọng công tác xây dựng pháp luật.
>>Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tại cuộc làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc nghiên cứu, đề xuất bổ sung các nhiệm vụ lập pháp nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ thể chế trong lĩnh vực văn hóa và công tác phối hợp chuẩn bị tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, ngày 31/3.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc về công tác xây dựng thể chế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận Bộ có nhiều nỗ lực, đổi mới cách thức tiếp cận và tư duy quản lý, triển khai thực hiện nhiệm vụ với tinh thần chủ động, nghiêm túc, quyết liệt, linh hoạt, nhất là chuyển tư duy từ “làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa”, chú trọng công tác xây dựng pháp luật.
Theo đó, bám sát chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, Kế hoạch 81/KH-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho các cấp có thẩm quyền đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế.
Nổi bật là đã trình Quốc hội thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) với nhiều điểm mới, thay đổi quan trọng, bảo đảm chất lượng; phối hợp tham mưu, trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Công tác tham mưu, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật được quan tâm, cơ bản đáp ứng tiến độ theo yêu cầu.
Bộ đã chủ động rà soát, xây dựng mới và tổ chức ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2022-2026 với các Ban, Bộ, ngành Trung ương, qua đó, giúp ngành văn hóa thể thao và du lịch có thêm những nguồn lực quan trọng trong công tác phát triển.
Vẫn theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, hoạt động của Bộ đã có nhiều khởi sắc nhưng so với yêu cầu đề ra đòi hỏi của sự phát triển, Bộ cần tiếp tục nỗ lực cố gắng hơn nữa. Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, lĩnh vực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phụ trách rất lớn, với 38 nhiệm vụ, nhóm nhiệm vụ.
Để phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những vấn đề còn hạn chế, bất cập, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Bộ phải nhận thức sâu sắc hơn nữa về ý nghĩa, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về văn hóa, trước hết là để mỗi cán bộ ngành văn hóa phải hiểu và thấm nhuần sâu sắc nhất; từ đó tham mưu đúng, trúng, kịp thời cho cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành các chủ trương và tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
>>Phó Chủ tịch Quốc hội: Đánh giá kỹ sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu
>>Lan tỏa đổi mới từ Quốc hội đến các hoạt động của HĐND
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, một trong 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 được đề ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đó là: "phát triển con người toàn diện, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thật sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc".
Đồng thời, Nghị quyết xác định các đột phá chiến lược: "Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển”, “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Định hướng, quan điểm chỉ đạo cốt lõi và xuyên suốt nêu trên tiếp tục được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quán triệt và nhấn mạnh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021: "Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con người Việt Nam... kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”.
“Với định hướng lớn, những nội dung kết luận chỉ đạo này cần tiếp tục nghiên cứu thấm nhuần trong toàn ngành”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Bộ cần tiếp tục và thường xuyên rà soát, tập trung nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện các nhiệm vụ lập pháp theo tinh thần kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021; Kết luận 19-KL/TW và Kế hoạch 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; kết luận của lãnh đạo Quốc hội tại Hội thảo Văn hóa 2022 về 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện ngay nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và bảo đảm nguồn lực cho phát triển văn hóa; tạo bước đột phá trong công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật của ngành văn hóa thể thao và du lịch.
Trong đó, chủ động đề xuất những vấn đề mới, như chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 “sớm khắc phục tình trạng chậm thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi về phát triển văn hóa, xây dựng con người”.
Bảo đảm phù hợp với "tính đặc thù của hoạt động văn hóa, nghệ thuật”, “phát huy tối đa các nguồn lực từ Nhà nước và xã hội, từ trong nước và nước ngoài để phát triển văn hóa”. Trong quá trình này, Chủ tịch Quốc hội lưu ý trong quá trình này Bộ cần phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội để có rà soát, đánh giá.
Có thể bạn quan tâm
15:00, 27/03/2023
12:52, 15/03/2023
20:04, 14/03/2023
10:48, 07/03/2023