“Chúng ta đang chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố thị trường”.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết tại phiên chất vấn chiều 7/6/2022.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững được Thủ tướng phê duyệt đã xác định rõ chúng ta đang chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố thị trường.
Trong giai đoạn vừa qua, bà con nông dân cùng doanh nghiệp đã đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như việc ùn ứ ở cửa khẩu phía Bắc; vấn đề vật tư phân bón, giá nguyên liệu đầu vào của ngành nông nghiệp đều tăng cao trong bối cảnh thị trường đã bị đứt gãy…
Tại buổi chất vấn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cảm ơn 14 triệu nông dân Việt Nam đã rất năng động, linh hoạt để góp phần làm nên kết quả xuất khẩu nông nghiệp, nông lâm, thủy sản trong năm 2021 đạt mức rất cao trong bối cảnh khó khăn.
Liên quan đến giá nguyên liệu đầu vào, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, vấn đề này liên quan tới thị trường, quản lý doanh nghiệp, vật tư đầu vào sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu…
“Đứng ở góc độ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khi đứt gãy chuỗi cung ứng trong giai đoạn dịch bệnh và nhất là cao điểm ùn ứ cửa khẩu phía Bắc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao cùng vào cuộc dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để hạn chế thấp nhất thiệt thòi, thiệt hại cho nông dân”. – Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo ông Lê Minh Hoan, đây là trường hợp bất khả kháng do khác biệt trong quy định chống dịch của hai bên. Nước ta làm nông nghiệp nhưng phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ phân bón, thuốc, nguyên liệu để chế biến thức ăn.
Vấn đề này Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp nhằm nâng cao tính tự chủ của ngành nông nghiệp, để tạo ra cái giá trị gia tăng cao hơn, giảm rủi ro thị trường.
Để triển khai vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương đã có rất nhiều phiên họp, làm việc với các hiệp hội, ngành hàng phân bón, các doanh nghiệp… liên quan đến lĩnh vực này cố gắng thuyết phục.
Liên quan đến câu hỏi cần giả pháp gì để nâng cao thương hiệu nông sản Việt trên trường quốc tế, tư lệnh ngành Nông nghiệp cho biết, đây cũng là câu hỏi mà Thủ tướng Chính phủ thường xuyên nêu ra với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Về vấn đề này cần phân biệt rõ nhãn hiệu và thương hiệu nông sản Việt Nam.
“Với nhãn hiệu, chúng ta có thể xây dựng 1-2 năm rồi đăng ký nhãn hiệu với Bộ Khoa học và Công nghệ. Nhưng thương hiệu là bao gồm nhãn hiệu và niềm tin của người dân với sản phẩm nông sản đó. Niềm tin là cái quan trọng nhất. Nhiều khi phải mất 5-10 năm mới hình thành nên cảm xúc của người tiêu dùng về thương hiệu sản phẩm nông sản, để người tiêu dùng ấn tượng được mất rất nhiều thời gian. Để xây dựng thương hiệu nông sản cần bắt đầu từ việc xây dựng hệ sinh thái ngành hàng”, tư lệnh ngành Nông nghiệp nói.
"Chúng ta không áp đặt, không đặt ra những khẩu hiểu mà phải làm thực chất, tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng", ông Lê Minh Hoan nói.
Có thể bạn quan tâm
05:00, 07/06/2022
07:00, 05/06/2022
10:35, 07/06/2022
04:00, 07/06/2022
17:52, 06/06/2022
16:46, 06/06/2022
15:00, 06/06/2022
12:01, 05/06/2022
10:15, 05/06/2022