Tính chung 7 tháng có 131.900 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, cao hơn số rút lui khỏi thị trường là 113.300 doanh nghiệp.
Riêng tháng 7 có 13.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 4,3% về số doanh nghiệp và tăng 2,4% về vốn đăng ký so cùng kỳ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023, chiều 5/8.
Theo Bộ trưởng Trần Văn Sơn, tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng tiếp tục duy trì ổn định, phát triển với nhiều nổi bật trên các lĩnh vực.
Cụ thể, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Lạm phát tiếp tục xu hướng giảm dần, chỉ số CPI bình quân 7 tháng tăng 3,12%. Thu NSNN 7 tháng đạt trên 1 triệu tỷ đồng, bằng 62,7% dự toán.
“Xuất nhập khẩu tiếp tục đà tăng trở lại, trong 7 tháng xuất khẩu đạt 195,4 tỷ USD, nhập khẩu đạt 178,9 tỷ USD, xuất siêu 16,5 tỷ USD”, Bộ trưởng Trần Văn Sơn nhấn mạnh.
Nông nghiệp tiếp tục có nhiều điểm sáng, xuất khẩu gạo 7 tháng tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá. Sản lượng thủy sản tháng 7 tăng 2,6%, 7 tháng tăng 1,9%. Xuất khẩu nông sản tháng 7 đạt 4,62 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ, 7 tháng đạt hơn 29 tỷ USD, riêng rau, củ, quả đã xuất khẩu 3,2 tỷ USD.
Công nghiệp tiếp đà phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7 tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 3,7% so cùng kỳ. Thương mại, dịch vụ tăng trưởng tốt, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 7 tăng 1,1% so tháng trước và tăng 7,1% so cùng kỳ, 7 tháng tăng 10,4%.
Khách quốc tế tháng 7 đạt hơn 1 triệu lượt người, tăng 6,5% so tháng trước và gấp gần 3 lần so cùng kỳ, 7 tháng đạt gần 6,6 triệu lượt khách, gấp 6,9 lần so cùng kỳ.
>>Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 7/2023
>>Doanh nghiệp chịu "gánh nặng", Chính phủ đề nghị giảm phí công đoàn
Vốn đầu tư đạt kết quả tích cực, giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đạt 267,63 nghìn tỷ đồng, đạt 37,85% kế hoạch, tăng 3,38% về tỷ lệ và tăng 80,78 nghìn tỷ đồng về số tuyệt đối.
Tổng vốn FDI đăng ký tháng 7 đạt trên 2,8 tỷ USD, tăng gần 9% so với tháng trước, 7 tháng đạt gần 16,24 tỷ USD, tăng 4,5%. “Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế”, Bộ trưởng Trần Văn Sơn bày tỏ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cũng chỉ ra những tồn tại, khó khăn, thách thức phải đối mặt, xử lý, như ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, lạm phát có xu hướng giảm nhưng vẫn chịu nhiều sức ép.
Đơn cử, thu NSNN 7 tháng giảm so cùng kỳ, tỉ lệ nợ xấu nội bảng cao, hấp thụ vốn yếu, tiếp cận vốn còn khó khăn, tăng trưởng tín dụng thấp. Điều hành chính sách tiền tệ khó khăn trong bối cảnh nhiều nước tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Khu vực doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, nhất là về khả năng tiếp cận vốn, đơn hàng sụt giảm. Cầu trên các thị trường lớn, truyền thống suy giảm. Công nghiệp tiếp tục phục hồi nhưng chậm.
Đời sống một bộ phận người dân khó khăn. Biến đổi khí hậu, thiên tai, nhất là sạt lở đất tiếp tục diễn biến phức tạp. An ninh, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ...
Có thể bạn quan tâm
21:34, 04/08/2023
22:04, 26/07/2023
01:00, 24/07/2023
21:24, 21/07/2023