Cơ chế đặc thù cho các địa phương: “Bước chạy đà” tạo động lực phát triển

Diendandoanhnghiep.vn Chúng ta đặt mục tiêu phát triển kinh tế vùng thì phải có động lực phát triển, và việc tạo cơ chế đặc thù cho các địa phương là để cụ thể hoá và tạo động lực phát triển.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên thảo luận tổ về cơ chế chính sách đặc thù cho Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An và Thừa Thiên Huế, sáng 22/10.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Là người theo dõi sát quá trình đề xuất các cơ chế, chính sách cho 4 tỉnh, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, cần phân biệt cơ chế chính sách đặc thù tạo động lực và cơ chế chính sách đặc thù khác nhau giữa các địa phương (được Thường vụ Quốc hội giải quyết qua chi thường xuyên và chi đầu tư nhằm tạo sự bình đẳng giữa các vùng miền).

Cần mạnh dạn thí điểm

“Chúng ta đặt mục tiêu phát triển kinh tế vùng thì phải có động lực phát triển và việc tạo cơ chế đặc thù cho các địa phương, trong đó có Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế là bước để cụ thể hoá, nhằm tạo động lực phát triển”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nói.

Trao đổi về vấn đề này, ĐBQH Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục cho rằng, chính sách đưa ra tạo động lực cho địa phương phát triển, nhưng địa phương cũng phải có trách nhiệm trở lại.

“Tôi thấy đánh giá tác động chưa rõ, cho cơ chế thì sau 5 năm sẽ đạt được cái gì. Có mục tiêu để đánh giá chính sách tác động đến địa phương, đến cơ sở thế nào. Địa phương phải có trách nhiệm với ngân sách Nhà nước. Địa phương nào dám mạnh dạn đề xuất có cơ chế này thì sẽ không nhận đầu tư từ Trung ương, thậm chí đóng góp tăng lên cho ngân sách Trung ương thì khuyến khích”, ông Tạ Văn Hạ nói và nhấn mạnh cần có chế tài trách nhiệm để sau này tổng kết, đánh giá trách nhiệm thuộc về ai phải rõ ràng.

ĐBQH Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội.

ĐBQH Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục.

Đồng quan điểm là phải có đánh giá tác động trong 5 hay 10 năm tới các tỉnh, thành này sẽ đạt được gì, như có tự cân đối được ngân sách, đóng góp được ngân sách hay không.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng cho rằng, những chính sách đang được đề xuất cũng mới giải quyết được từng bước, cho cơ chế tương đối nhưng cần trọng điểm.

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang) bình luận, nhiều người quan ngại vấn đề môi trường khi trao quyền cho địa phương chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất mà trước đây thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.

Song nhìn ở một khía cạnh khác, ông Lâm đánh giá cần mạnh dạn thí điểm vì đây là bước đầu trong việc ủy quyền, phân cấp cho địa phương để đơn giản thủ tục hành chính, bởi thực tế việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở các địa phương hiện nay thủ tục rất rườm rà, phức tạp, làm chậm quá trình triển khai.

Ủng hộ theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn, nhưng ĐBQH Đồng Ngọc Ba (Bình Định) mong muốn tập trung vào thí điểm cho cơ chế thực hiện thay vì vấn đề về sử dụng đất đai hay các nguồn thu.

Quan trọng là làm sao từng địa phương có cơ chế tốt để đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh, giảm bớt được thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh. Đại biểu đề xuất quan tâm đến vấn đề bộ máy, có cơ chế tăng thu nhập để thu hút người tài vì đó mới là dư địa bền vững và có thể nhân rộng cho cả nước.

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang).

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang).

ĐBQH Nguyễn Công Long (Đồng Nai) hy vọng các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ tạo cú hích và động lực phát triển mạnh mẽ cho địa phương, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Ủng hộ cơ chế đặc thù về đất đai, tuy nhiên ông Long băn khoăn về tác động của chính sách trong thời gian dài chứ không chỉ trong 5 năm thí điểm.

Nhất trí với đề xuất của Chính phủ khi đề nghị Quốc hội cho phép các tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghệ An được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. Thành phố Hải Phòng, tỉnh Thanh Hóa được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách Thành phố được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách các tỉnh, thành phố do Quốc hội quyết định hằng năm.

ĐBQH Nguyễn Công Long (Đồng Nai).

ĐBQH Nguyễn Công Long (Đồng Nai).

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) cho rằng, quy định như vậy sẽ góp phần tạo dư địa để thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế có thể huy động tối đa nguồn lực, thúc đẩy đột phá trong phát triển.

Trước lo ngại của một số đại biểu về việc áp dụng cơ chế này có làm tăng mức tổng dư nợ vay quốc gia hay không, ông Giang nhấn mạnh, điều quan trọng là, hàng năm Quốc hội đều quyết định dự toán ngân sách, trong đó có trần nợ công và trần nợ vay của các địa phương nên vẫn kiểm soát được.

Tuy nhiên, một số ĐBQH cũng chia sẻ ý kiến của một số thành viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách về việc cân nhắc nâng mức trần tổng dư nợ vay, vì thực tế hiện nay, các địa phương này chưa vay được hết mức trần theo quy định hiện hành và trong giai đoạn 2021 - 2025 tổng mức bội chi ngân sách của các địa phương chỉ là 0,3% GDP.

Có thể nhân rộng nếu phù hợp và hiệu quả

Về ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu từ tăng thu trên địa bàn các tỉnh, thành phố, Chính phủ đề nghị, hàng năm ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách Thành phố Hải Phòng không quá 70% số tăng thu ngân sách trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách Thành phố và một số khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100% nhưng không vượt quá tổng số tăng thu ngân sách Trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước và ngân sách Trung ương không hụt thu.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng.

Các ĐBQH cơ bản thống nhất với nội dung này và cho rằng, chính sách này tương tự như chính sách TP.Hải Phòng đã và đang được hưởng theo Nghị định số 89/2017/NĐ-CP của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với TP.Hải Phòng và cũng tương tự như chính sách đang được áp dụng tại TP.HCM.

Liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý đất đai, các ĐBQH thống nhất quy định của dự thảo Nghị quyết giao “Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ đầu nguồn với quy mô trên 50 héc ta; đất trồng lúa 2 vụ trở lên với quy mô trên 500 héc ta. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai”. 

Các ĐBQH thảo luận tại tổ.

Các ĐBQH thảo luận tại tổ.

ĐBQH Bùi Mạnh Khoa (Thanh Hóa) cho biết thêm, Thanh Hóa và Nghệ An có dư địa để phát triển đất rừng. Các diện tích đất rừng phòng hộ mà hai địa phương này đề xuất cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đều nằm ở vị trí có thể chuyển đổi được. Do đó, nếu Quốc hội cho phép áp dụng như dự thảo Nghị quyết thì sẽ tạo thêm nhiều dư địa cho Thanh Hóa, Nghệ An phát triển kinh tế. 

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông).

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng) cho rằng, mỗi địa phương có vị trí đặc thù và tiềm năng thế mạnh riêng. Do đó, việc ban hành Nghị quyết cho phép thí điểm thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù là rất cần thiết, để cùng với việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù của Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, sau 5 năm triển khai thực hiện, các cơ quan sẽ có đánh giá, tổng kết.

Nếu các cơ chế, chính sách phát huy hiệu quả tốt, phù hợp có thể xem xét trình Quốc hội sửa luật để có thể nhân rộng, áp dụng chung cho cả nước. Một số ý kiến cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu để có cơ chế đặc thù mới khác về ưu đãi đầu tư, tổ chức bộ máy, biên chế, số lượng cấp phó, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin… phù hợp với yêu cầu phát triển và đem lại giá trị gia tăng cho các địa phương. 

Về các nội dung chính sách cụ thể, đối với đề xuất nâng trần dư nợ vay của địa phương, các đại biểu cho rằng không cần quá lo lắng tác động đến nợ công và bội chi NSNN bởi tổng bội chi NSĐP cũng do Quốc hội quyết định nên có thể kiểm soát được và việc áp dụng cơ chế này có gắn với điều kiện khi NSTW không hụt thu, bảo đảm vai trò chủ đạo của NSTW.

Các ĐBQH thảo luận tại tổ.

Các ĐBQH thảo luận tại tổ.

Về việc quyết định phí, lệ phí, các đại biểu cơ bản nhất trí chủ trương có sự phân cấp cho địa phương, giao HĐND cấp tỉnh quyết định đồng thời lưu ý việc thực hiện có lộ trình để phù hợp với điều kiện thực tế, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, đảm bảo công khai minh bạch và không ảnh hưởng đến các địa phương khác, tránh tình trạng cục bộ, cát cứ. 

Các đại biểu cũng nhất trí về việc để lại khoản thu từ phí tham quan di tích Cố đô Huế cho ngân sách của tỉnh để đầu tư trở lại, trùng tu, bảo tồn di tích, đồng thời lưu ý khoản thu này có đưa vào cân đối để xác định tỉ lệ điều tiết ngân sách hay không. 

Về quản lý đất trồng lúa, đất rừng, phân cấp thẩm quyền quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng, ông Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, các ĐBQH cơ bản thống nhất theo nguyên tắc phân cấp một cấp như đã thể hiện trong dự thảo Nghị quyết.

Đồng thời lưu ý đối với chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phải gắn với nguyên tắc sử dụng tiết kiệm hiệu quả đất đai, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, đảm bảo hiệu quả của dự án đầu tư khi chuyển đổi, đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, có kiểm tra, giám sát. 

Đối với quản lý quy hoạch, thống nhất về mặt chủ trương và lưu ý trong quá trình thực hiện phải bảo đảm thống nhất, khắc phục tư duy nhiệm kỳ, tùy tiện trong điều chỉnh quy hoạch. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ chế đặc thù cho các địa phương: “Bước chạy đà” tạo động lực phát triển tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713563131 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713563131 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10