Cơ chế "mở đường" thu hút doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao

THY HẰNG 28/06/2023 14:00

Ngày 28/6, Tạp chí DĐDN phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức "Diễn đàn phát triển nông nghiệp Việt Nam 2023: Thu hút Doanh nghiệp đầu tư cho Nông nghiệp bền vững" tại tỉnh Long An.

>>>Phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn chưa đồng bộ

Tạp chí DĐDN phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức: Diễn đàn phát triển nông nghiệp Việt Nam 2023: Thu hút Doanh nghiệp đầu tư cho Nông nghiệp bền vững. Thời gian diễn ra sự kiện vào 13h30 – 17h00, Thứ  Tư, ngày 28/06/2023. 

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức: Diễn đàn phát triển nông nghiệp Việt Nam 2023: Thu hút Doanh nghiệp đầu tư cho Nông nghiệp bền vững, chiều 28/06/2023. 

Năm 2023, ngành Nông nghiệp được Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 55 tỷ USD. Trong bối cảnh diễn biến kinh tế thế giới bất định tác động đến hoạt động thương mại và gây khó khăn cho thị trường về đầu ra đòi hỏi ngành nông nghiệp phải chủ động nắm bắt biến động thị trường, có giải pháp linh hoạt ứng phó để đạt được mục tiêu đề ra.

Trong khi đó, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là phát triển nông nghiệp bền vững, giải quyết thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các tính năng ưu việt của công nghệ, như công nghệ nhà kính, công nghệ tự động hóa, công nghệ cảm biến..., từ đó giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, đồng thời giúp giảm bớt sự phụ thuộc của quá trình sản xuất vào các yếu tố tự nhiên, như thời tiết, khí hậu.

Vì vậy, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang trở thành xu hướng chủ đạo, là chìa khóa thành công của các nước có nền nông nghiệp phát triển và cũng là xu hướng tất yếu cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Được sự chỉ đạo của VCCI, Tạp chí DĐDN phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức: Diễn đàn phát triển nông nghiệp Việt Nam 2023: Thu hút Doanh nghiệp đầu tư cho Nông nghiệp bền vững.

Thời gian diễn ra sự kiện vào 13h30 – 17h00, Thứ  Tư, ngày 28/06/2023. 

Địa điểm: Hội trường Thống nhất, 61 Nguyễn Huệ, Phường 1, Tân An, tỉnh Long An.

Chuyên gia cho rằng, các bộ, ngành chức năng cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù, thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Chuyên gia cho rằng, các bộ, ngành chức năng cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù, thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tuy nhiên, thực tế lĩnh vực nông nghiệp mà đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao đang kém hấp dẫn doanh nghiệp, nhà đầu tư. Theo nhiều doanh nghiệp, hiện cũng nhiều địa phương ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, quy hoạch nhiều khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tập trung nhưng theo cơ chế sử dụng đất hiện nay thì các doanh nghiệp phải tự thỏa thuận đền bù với người dân trong khi giá đất nông nghiệp trên địa bàn cao hơn nhiều so với bình quân chung cả nước nên gây khó khăn cho doanh nghiệp. Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án cũng chính vì thế tăng cao và đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao bị chậm.

 >>>Cần mô hình nông nghiệp công nghệ cao đúng nghĩa tại thủ phủ rau quả Tây Bắc

Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng, các bộ, ngành chức năng cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù, thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, các cơ quan quản lý cần quan tâm đến những cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và hộ nông dân sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, tạo thuận lợi cho quá trình tích tụ ruộng đất, có chính sách để nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp; rà soát, hoàn thiện chính sách ưu đãi về đất đai để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

theo cơ chế sử dụng đất hiện nay thì các doanh nghiệp phải tự thỏa thuận đền bù với người dân trong khi giá đất nông nghiệp trên địa bàn cao hơn nhiều so với bình quân chung cả nước nên gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo cơ chế sử dụng đất hiện nay thì các doanh nghiệp phải tự thỏa thuận đền bù với người dân trong khi giá đất nông nghiệp trên địa bàn cao hơn nhiều so với bình quân chung cả nước nên gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Chính quyền địa phương cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng mở, có chính sách ưu đãi cho các khu nông nghiệp công nghệ cao ở địa phương để phát huy lợi thế địa phương và bảo đảm nông dân được khuyến khích áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Các địa phương cần huy động nguồn lực, bảo đảm đủ kinh phí đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng; nghiên cứu phát triển các mô hình hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng, tổ hợp tác nông nghiệp đa chức năng; thành lập và phát triển các câu lạc bộ nông nghiệp công nghệ cao đa chức năng... có sự kết nối khu vực và cả nước để tạo động lực mới, mở ra cơ hội và kỳ vọng mới cho phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh quảng bá, nâng tầm giá trị nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến và lồng ghép các nhiệm vụ của chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, chương trình mục tiêu quốc gia.

Đặc biệt, tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá đối với sản phẩm nông nghiệp Việt Nam cả trong nước và quốc tế, tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản chất lượng cao, qua đó thúc đẩy tính đa chức năng của nông nghiệp công nghệ cao.

Tăng cường công tác dự báo và cung cấp thông tin thường xuyên về cung - cầu, giá cả thị trường trong nước và thế giới; hỗ trợ tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá để tạo thương hiệu quốc gia, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của các vùng, địa phương.

Bên cạnh đó, cần phát triển mạnh các trung tâm dịch vụ hỗ trợ chuyển giao và quản lý công nghệ cao trong nông nghiệp; hỗ trợ xây dựng, phát triển và mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng mẫu mã, bao bì, xây dựng thương hiệu, áp dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản; xây dựng và duy trì hàng rào kỹ thuật đúng quy định với các cam kết hội nhập để bảo vệ nông nghiệp trong nước. Có chính sách hỗ trợ tích cực cho nông dân chủ động xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến và phân phối nông sản trong nước, cũng như tích cực tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu.

Đặc biệt, ban hành các chính sách đột phá về cơ chế đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhất là nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản cho các vùng, khu nông nghiệp công nghệ cao. Cần có những ưu đãi cho các tổ chức tín dụng được hỗ trợ nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách giảm lãi suất; chính sách thuế, cơ chế xử lý rủi ro tài chính,...

Cần có chính sách khuyến khích thành lập một số quỹ bảo hiểm nông nghiệp, quỹ hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, lộ trình thực hiện các ưu đãi thuế, tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn chưa đồng bộ

    04:00, 27/06/2023

  • Tây Ninh quyết tâm đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao

    02:55, 26/05/2023

  • Cần mô hình nông nghiệp công nghệ cao đúng nghĩa tại thủ phủ rau quả Tây Bắc

    15:44, 20/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cơ chế "mở đường" thu hút doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO