FLC vừa xin gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông năm nay, chậm nhất tới ngày 30/6. Đồng thời, doanh nghiệp cũng hủy ngày chốt quyền (23/3) để tham dự đại hội đồng cổ đông năm nay.
>>Khối ngoại mua ròng cổ phiếu FLC - Hệ sinh thái này có gì?
Gần đây, ban lãnh đạo FLC lo công ty bị thâu tóm. Phiên 31/3, sau nhiều phiên liên tục mất thanh khoản, cổ phiếu FLC bất ngờ được giao dịch đột biến tới hơn 100 triệu đơn vị.
Đến ngày 1/4, FLC đã có công văn gửi Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán đề nghị kiểm tra giao dịch đột biến trong ngày đối với cổ phiếu FLC và có biện pháp xử lý nếu có dấu hiệu vi phạm.
Được biết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tách bạch được những con số cụ thể trong phiên giao dịch ngày 1/4 của cổ phiếu FLC. Trong đó, có 34.228 tài khoản tham gia giao dịch cổ phiếu FLC gồm 26.623 tài khoản đặt mua và 10.093 tài khoản đặt bán, tổng khối lượng đặt mua đạt 148.353.600 cổ phiếu, đặt bán đạt 213.457.200 cổ phiếu, tổng khối lượng khớp lệnh đạt 100.089.400 cổ phiếu, chiếm 14,1% khối lượng lưu hành cổ phiếu FLC.
Ngoài 1 tài khoản có số lượng khớp mua khá lớn, có 112 tài khoản có khối lượng khớp mua từ 100.000 cổ phiếu trở lên. Có 172 tài khoản có khối lượng khớp bán từ 100.000 cổ phiếu trở lên. Có 14 tài khoản cá nhân có khối lượng khớp bán từ 1 triệu cổ phiếu trở lên.
Câu hỏi đặt ra là, liệu có hay không việc các “tay to” tranh thủ thời cơ muốn thâu tóm FLC? Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc nghiên cứu phân tích CTCK Yuanta Việt Nam cho rằng, để đưa ra nhận định về vấn đề này là rất khó. Bởi có một số vấn đề như, trước áp lực giảm giá trong 2 - 3 phiên trước, giá cổ phiếu FLC đã dư bán sàn liên tục, thậm chí còn xuống dưới mức 10.000 đồng/cổ phiếu.
“Theo quan điểm của tôi, các nhà đầu tư có mục đích thâu tóm FLC là không rõ ràng. Vì theo logic, nếu là một nhà đầu tư mạnh, có nguồn vốn lớn, có ý định thâu tóm thật, thì với 2-3 phiên giảm mạnh vừa qua đã là cơ hội tốt để mua vào, chứ không để tình trạng dư bán sàn diễn ra”, ông Nguyễn Thế Minh phân tích.
>>Thị trường chứng khoán đã tìm thấy đáy?
Trong phiên giao dịch ngày 14/4, ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, họ FLC sau phiên liền trước được giải cứu đã tiếp tục được mua mạnh ngay từ sớm, với FLC và ROS nhích trên dưới 2,5% và khớp lệnh chỉ đứng sau VPB trên sàn.
Theo số liệu cập nhật, Tập đoàn FLC có 15 công ty con, 2 công ty liên kết do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT. Chỉ riêng hệ sinh thái của FLC đang niêm yết trên sàn chứng khoán gồm hệ sinh thái FLC và liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết đã có những "đại diện" như: FLC (Tập đoàn FLC), ROS (Xây dựng FLC Faros), HAI (Nông dược H.A.I), AMD (Đầu tư và khoáng sản FLC Stone), KLF (Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu CFS), ART (Chứng khoán BOS) và GAB (Đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản FLC)... Đây là những mã chứng khoán thường có thanh khoản và có khối lượng giao dịch khủng trên thị trường. Riêng mã FLC phiên ngày 31/3 có tới 14 triệu cổ phiếu được giao dịch.
Có lẽ, giới đầu tư hy vọng, với việc công bố dàn lãnh đạo mới sau khi Chủ tịch FLC bị khởi tố, cổ phiếu FLC cùng hệ sinh thái của Tập đoàn sẽ cú lội ngược dòng bởi tài sản đất đai và hàng loạt các lĩnh vực khác mà Tập đoàn đang nắm giữ…
Có thể bạn quan tâm
03:38, 02/04/2022
05:30, 01/04/2022
10:00, 31/03/2022
12:37, 31/03/2022