Cơ hội để tổ yến thành ngành hàng xuất khẩu tỷ đô

Diendandoanhnghiep.vn Yến sào trong những năm qua đang là mặt hàng đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu với trị giá hơn 500 triệu USD.

>> “Trợ lực” cho yến sào Việt Nam

Tuy vậy, mặt hàng này đang có cơ hội mở rộng hơn khi Việt Nam và Trung Quốc đã ký nghị định thư về xuất khẩu.

DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Thanh Tùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Chủ nhiệm HTX Phố Yến về thị trường và cơ hội phát triển của ngành.

- Thưa ông! Đâu là cơ sở để ông tự tin xây dựng hàng chục nhà yến?

Trước đây yến sào Việt Nam chỉ xuất khẩu qua đường tiểu ngạch mà đã được lợi nhuận 200-300 triệu USD một năm. Bây giờ khi Việt Nam và Trung Quốc đã ký Nghị định thư (Nghị định thư xuất khẩu tổ yến chính ngạch sang Trung Quốc - PV) mở ra con đường rộng lớn để phát triển và xuất khẩu. HTX Phố Yến đã đầu tư xây dựng 25 nhà yến, trong đó các xã viên cũng sở hữu 17 nhà yến và định hướng phát triển trong giai đoạn 2023-2025 với tổng 154 căn yến trải đều trên địa bàn các xã Ia Sol, Chư A Thai, Ia Piar, Ia Peng.

Hiện nay, một số nhà yến đã bắt đầu cho thu tổ, thậm chí có nhiều nhà yến đã vượt kịch bản tính toán hiệu quả ban đầu. Đây là những kết quả bước đầu mang tín hiệu tích cực để chúng tôi vững tin tiếp tục xây dựng những nhà khác cho các xã viên và tiến tới đẩy mạnh phát triển thương hiệu yến sào của địa phương.

- Nuôi yến là nghề đặc thù, rất khó quản lý. Với tốc độ phát triển số lượng nhà yến như vậy, rõ ràng ông cũng cần phải tính đến những khó khăn, thưa ông?

Theo thống kê của các Viện nghiên cứu trong và ngoài nước thì Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia có điều kiện khí hậu và sinh cảnh phù hợp để dẫn dụ chim yến với chủng loài Aeroramus fuciphagus (yến hông xám) cho sản lượng tổ sạch và nhiều. Về thị trường trong tương lai, nhu cầu chăm sóc sức khỏe mang tính thực dưỡng tăng cao mà nguồn cung thì có giới hạn nên chắc chắn sẽ tạo ra mức tổng cầu lớn trong thời gian tới.

 Những nhà yến được xây dựng tại cánh đồng rộng đảm bảo hiệu quảp/dẫn dụ yến về làm tổ

Những nhà yến được xây dựng tại cánh đồng rộng đảm bảo hiệu quả dẫn dụ yến về làm tổ

Một điểm bất lợi liên quan tới nguồn cung là tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hóa các vùng ven biển hiện nay diễn ra quá nhanh dẫn đến làm giảm chuỗi thức ăn và vùng thức ăn ăn của chim yến. Việc dẫn dụ chim yến tại một địa bàn cũng phải kiểm tra luồng chim yến di chuyển theo các hướng chứ không phải nơi nào cũng có thể dẫn dụ được chim yến cho dù nằm trên một địa bàn của một xã.

Luồng của chim yến trước kia di chuyển về phương nam như là Kiên Giang, Long An, biển Cần Giờ. Nhưng bây giờ lại hơi đi ngược một chút, có thể thấy như tỉnh Phú Yên và các huyện Đông Nam Gia Lai (huyện Krông Pa, huyện Ia Pa, huyện Phú Thiện), huyện Buôn Đôn, Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk). Vì những nơi này có những cánh đồng lớn, sinh vật phù du nhiều và khí hậu ít biến động với cao độ so với mực nước biển khoảng 150-200 mét. Nơi cao quá 500 mét so với mực nước biển về mua mưa sẽ bị lạnh, và tốc độ phát triển, tăng đàn rất khó. Do đó, việc chúng tôi chọn xây dựng Hợp tác xã Phố Yến ở huyện Phú Thiện là căn cứ vào nhiều yếu tố kỹ thuật và có cơ sở khoa học. Tương lai nơi đây có thể sẽ là trọng điểm nuôi yến của cả Tây Nguyên.

- Nghề yến chưa xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, chưa có giá trị cao đúng với giá trị thực vì trước đây chủ yếu xuất thô và tiểu ngạch. Vậy, HTX có chiến lược sản phẩm rõ ràng hơn để định vị phân khúc và đối tượng phục vụ, thưa ông?

Sản phẩm của chúng tôi làm ra vừa có sản phẩm thô và sản phẩm tinh chế. Định hướng lâu dài của HTX được phân thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu, HTX đăng ký 02 sản phẩm OCOP là tổ yến thô tự nhiên và tổ yến thượng hạng với cấp 3 sao. Tiếp đến sẽ đăng ký sản phẩm rượu tổ yến, cháo ăn liền dinh dưỡng tổ yến, tổ yến chưng cất. Đồng thời hướng tới kết nối du lịch cùng “Lễ hội vua lửa Plei Ơi”.

Giai đoạn 2 triển khai chế biến tinh tổ yến ở xưởng tại Buôn Ma Thuột, dự kiến thời gian tới sẽ xây dựng xưởng tinh chế yến. Giai đoạn 3 là sau khi cơ sở vật chất, nhân lực ổn định. HTX tiến tới xây dựng hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, HACCP CODE: 2003 vào quý 4 năm 2024 và đầu quý I năm 2025 cũng như hoàn thiện các yêu cầu phục vụ cho xuất khẩu qua thị trường nước ngoài (đặc biệt là thị trường Trung Quốc).

- Theo ông, để vươn tầm ra thế giới ngành yến Việt Nam cần phải làm gì?

Việc xây dựng thương hiệu yến sào theo tiêu chuẩn OCOP, GlobalGap, VietGap, tiêu chuẩn ISO 22000:2018, HACCP CODE: 2003 là cần thiết đối với những tổ chức, cá nhân, một phần đáp ứng yêu cầu quản trị, một phần do nhu cầu của thị trường tiêu thụ đòi hỏi.

Tuy nhiên, cần có những đơn vị tiên phong về uy tín, chất lượng, thương hiệu, quy trình quản lý, sản xuất thỏa mãn hầu hết các yêu cầu về quản trị hệ thống như ISO, HACCP,…. Việc có được các chứng nhận quản trị hệ thống để người mua hàng an tâm, tin tưởng, giúp sản phẩm nhanh chóng được đưa ra thị trường trên diện rộng hơn.

Chính phủ cũng đã quan tâm đến ngành yến sào của Việt Nam, rồi sẽ tới lúc là câu chuyện tỷ đô sánh ngang với ngành xuất khẩu chủ lực nông sản khác như lúa gạo, mì, trái cây,...

- Xin cám ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội để tổ yến thành ngành hàng xuất khẩu tỷ đô tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714243018 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714243018 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10