Có nên ban hành Nghị quyết riêng về công nhận và thi hành phán quyết EVIPA?

Diendandoanhnghiep.vn Trong khi Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép công nhận và thi hành phán quyết EVIPA tại một Nghị quyết riêng của Quốc hội vẫn có những ý kiến cho rằng đây là việc không cần thiết.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa tin khi trình bày Tờ trình của Chủ tịch nước về việc phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết các quy định tại khoản 2,3,4 và 5 Điều 3.57 Chương 3 quy định về cơ chế thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo Hiệp định (phán quyết EVIPA) chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam. Do đó Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép công nhận và thi hành phán quyết EVIPA tại một Nghị quyết riêng của Quốc hội.

Quốc hội thảo luận trực tuyến việc phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EVIPA).

Quốc hội thảo luận trực tuyến việc phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EVIPA).

Theo đó, Nghị quyết của Quốc hội quy định trong thời gian 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành phán quyết EVIPA với bị đơn là Việt Nam theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết EVIPA với bị đơn là EU hoặc nước thành viên EU như bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam.

Sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành phán quyết EVIPA như bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định này. Luật Thi hành án dân sự được áp dụng đối với việc thi hành phán quyết EVIPA đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

Về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Hồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng không cần thiết ban hành Nghị quyết riêng của Quốc hội về công nhận và cho thi hành phán quyết chung thẩm của Cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định EVIPA.

Tuy nhiên về những nội dung này đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Hồng cho rằng các quy định tại Điều 3.57 Chương 3 của Hiệp định Bảo hộ đầu tư EVIPA đã quy định rõ, chi tiết, có thể áp dụng trực tiếp.

Đại biểu Nguyễn Công Hồng chỉ rõ, tại khoản 3,4,5 và 7 Điều 3.57 của Hiệp định quy định trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực hoặc thời gian dài hơn nếu xét thấy cần thiết, phán quyết EVIPA mà bị đơn là Việt Nam được Tòa án có thẩm quyền xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định của Công ước New York 1958 và Việt Nam đã là thành viên của Công ước New York 1958.

Các phán quyết chung thẩm được Cơ quan giải quyết tranh chấp phúc thẩm ban hành được coi là phán quyết trọng tài. Việc cho công nhận và thi hành phán quyết trong thời hạn trên và các bên sẽ công nhận phán quyết chung thẩm là ràng buộc và cho thi hành các nghĩa vụ tài chính trên lãnh thổ của mình tương tự như phán quyết chung thẩm của tòa án của Bên đó.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Hồng, nếu ban hành một Nghị quyết riêng thì về bản chất nội dung của dự thảo Nghị quyết chỉ quy định cụ thể hơn việc áp dụng Điều 3.57 của Hiệp định. Do đó việc ban hành Nghị quyết riêng là không cần thiết và chỉ cần ban hành một điều khoản riêng trong Nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội quy định về việc áp dụng trực tiếp, đồng thời yêu cầu Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao rà soát kiến nghị sửa đổi bổ sung quy định của pháp luật trong nước để bảo đảm thống nhất.

Đại biểu cũng cho rằng, phương án này sẽ khắc phục được vướng mắc trong việc xác định thời điểm có hiệu lực của dự thảo Nghị quyết. Hơn nữa việc cho phép áp dụng trực tiếp các quy định tại Điều 3.57 của Hiệp định không dẫn đến bất cứ bất lợi nào; cũng không phải xem xét sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc Luật Thi hành án dân sự. Việc áp dụng trực tiếp cũng thể hiện sự thiện chí, nhất quán, quyết tâm chính trị cao của Nhà nước Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định.

Giải trình làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và có nghiên cứu để báo cáo Chính phủ xem xét khả năng có thể tích hợp các nội dung trong Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn Hiệp định EVIPA.

Về phần mình, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị các cơ quan hữu quan lưu ý quan tâm đến ý kiến của đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Hồng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng chỉ rõ, theo Tờ trình của Chủ tịch nước do pháp luật của Việt Nam chưa có quy định liên quan đến phán quyết chung thẩm của Cơ quan giải quyết tranh chấp theo Hiệp định (phán quyết EVIPA) nên sẽ phải có Nghị quyết riêng về vấn đề này và căn cứ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ phải có Tờ trình, Báo cáo đánh giá tác động, nghiên cứu những lĩnh vực điều chỉnh theo hướng tới giải quyết những vấn đề thực tiễn, đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh khác với việc nội luật hóa các cam kết về kinh tế…

"Do đó cần có thêm nghiên cứu để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới với đối tượng, phạm vi điều chỉnh rất mới thuộc lĩnh vực tư pháp; cần tiếp tục nghiên cứu kỹ để nội luật hóa những quy định về giải quyết tranh chấp nhất là giá trị của quyết định chung thẩm để bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia", bà Phóng nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Có nên ban hành Nghị quyết riêng về công nhận và thi hành phán quyết EVIPA? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711652506 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711652506 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10