Có nên tách Tổng cục Đường bộ?

Diendandoanhnghiep.vn Dư luận xôn xao bàn tán rần rần đề xuất tách Tổng cục Đường bộ thành Cục Đường bộ và Cục Đường bộ Cao tốc.

>> "Chính phủ xin ý kiến Bộ Chính trị việc tách Luật Giao thông đường bộ"

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa gửi tờ trình Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT. Đáng chú ý là đề xuất tổ chức lại Tổng cục Đường bộ (TCĐB) thành Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường bộ cao tốc Việt Nam.

Theo tờ trình của Bộ GTVT, lý do tách TCĐB thành 2 Cục là do ý kiến của Bộ Nội vụ cho rằng, TCĐB chưa đáp ứng các tiêu chí thành lập Tổng cục (do có phân cấp địa phương về quản lý, bảo trì hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã). Nói nôm na là với chức năng, nhiệm vụ như hiện tại thì TCĐB đang giữ chức vụ không đúng tầm.

Thực tế, đường bộ và đường cao tốc hiện chỉ khác nhau trong khoản đầu tư và tốc độ thiết kế. Nếu như đường bộ được cấu thành bởi nhiều cấp đường, thì cao tốc thực tế chỉ là một cấp đường, một lĩnh vực trong đường bộ. Đường này chỉ có hợp đồng BT và BOT nhưng cũng mang tính chất đường bộ.

Vì vậy, việc tách TCĐB thành 2 cục sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề đáng để chúng ta phải suy nghĩ, lưu tâm như: Sự trùng lắp, chồng chéo trong quản lý và lãng phí nguồn nhân lực, cũng như vấn đề pháp lý…v..v.

Trụ sở Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Ảnh: ĐT

Trụ sở Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Ảnh: ĐT

Thứ nhất, “phình” bộ máy.

Nếu đầu mối quản lý về đường bộ “phình” ra thì sẽ phát sinh thêm chi phí để đầu tư trụ sở, nhà hạt, xe máy... Tổ chức một Cục cần khoảng 5 Phòng và 3 Chi cục sẽ làm tăng số cán bộ lãnh đạo, quản lý nên chí phí thường xuyên khó giảm. Dự kiến nhân sự của Cục Đường bộ cao tốc Việt Nam sẽ vào khoảng 170 - 180 người.

Việc này đi ngược với tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả, hiệu lực.

>> Tách Luật Giao thông đường bộ - Còn đó nhiều ý kiến trái chiều

 Cao tốc Lạng Sơn - Bắc Giang

Cao tốc Lạng Sơn - Bắc Giang

Thứ hai, chồng chéo trong quản lý.

Như đã nói ở trên, đường cao tốc thực tế cũng chỉ là một cấp đường, một lĩnh vực trong đường bộ, mang tính chất đường bộ. Nếu tách ra thì chắc chắn sẽ có có sự chồng chéo chức năng. Điều này cũng dẫn tới các doanh nghiệp BOT rơi vào tình trạng “một cổ hai tròng”.

Gay gắt đến nỗi Tổng Cục trưởng TCĐB Nguyễn Văn Huyện đã phải lên tiếng khẳng định không đề xuất tán thành với ý kiến tách thành 2 cục. “Bản thân tôi không đồng ý. Nhưng tôi ký đề án thì phải ký theo sự thống nhất của 4 lãnh đạo và 6 ủy viên thường vụ, chứ bản thân không nhất trí vì tôi sống với ngành đường bộ cả đời, nếu đẻ ra cái gì đó mà què quặt không điều hành được thì rất nguy hiểm”, ông Nguyễn Văn Huyện nói.

Một chuyên gia giao thông cũng chia sẻ: “Nếu ra đời Cục Đường bộ cao tốc Việt Nam, thì bản chất chỉ là làm nhiệm vụ quản lý lĩnh vực chứ không phải là cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành như các Cục Hàng hải, Đường thủy nội địa hay Hàng không… Vì cao tốc là một lĩnh vực thuộc hệ thống đường bộ Việt Nam”.

Thứ ba, lãng phí nguồn lực.

Hiện tại, 1.000 km đường cao tốc đầu tư BOT đã do các nhà đầu tư quản lý, khai thác, quản lý nhà nước chỉ xử lý các tình huống. Trong khi có 25.000 km đường bộ khác cần quản lý thì lại thiếu người. Việc phân tách sẽ khiến nhân sự bị lãng phí. 170 người lấy từ Cục Đường bộ sang chỉ để quản lý chưa được 200 km đường cao tốc đầu tư công.

Mặt khác, được biết năm 2022, vốn sự nghiệp kinh tế đường bộ bố trí cho quản lý, bảo trì đường cao tốc do TCĐB quản lý là 257 tỷ đồng. Nếu Cục Đường bộ cao tốc Việ Nam được thành lập thì thì công việc quản lý sẽ ít, gây lãng phí nguồn lực.

Thứ tư, phải làm lại khung luật mới.

Chắc chắn một điều, việc tách TCĐB còn liên quan tới Luật, nếu tách thành 2 Cục thì trong Luật cũng phải tách thành 2 Luật, sau luật còn có Nghị định, Thông tư để 2 Cục này hoạt động… Rất có nhiều sự thay đổi đi kèm mà không phải ngày một ngày hai chúng ta sửa chữa được.

Thứ năm, trái với thông lệ quốc tế.

Nhìn rộng ra, các nước trên thế giới có mạng lưới giao thông phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…cũng không thành lập cục đường cao tốc riêng mà chỉ có Cục đường bộ quản lý vận hành.

Như vậy, để vừa để giải quyết tâm tư của Tổng Cục trưởng, vừa để đáp ứng yêu cầu của Bộ Nội vụ, thiết nghĩ tại sao không chuyển từ TCĐB thành Cục Đường bộ Việt Nam. Có nghĩa là không tách thành hai cục là gom gọn lại thành một cục.

Làm vậy sẽ đáp ứng đứng tinh thần của Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn có nêu “một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Có nên tách Tổng cục Đường bộ? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711704968 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711704968 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10