Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (ViEF 2018) chuyên đề Thị trường vốn - tài chính đang được tổ chức tại Hà Nội.
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết có ba vấn đề Chính phủ quan tâm tâm liên quan tới phát triển doanh nghiệp và củng cố môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Thứ nhất, Chính phủ luôn coi ổn định kinh tế vĩ mô là yêu cầu hàng đầu.
Thứ hai, chú trọng nâng cao môi trường kinh doanh thuân lợi. “Những Nghị định Chính phủ ban hành mới đây đã đặt yêu cầu sẽ cắt giảm thực chất 56% ĐKKD và ít nhất 50% thủ tụ kiểm tra chuyên ngành. Cùng với đó là cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong điều kiên xây dựng Chính phủ điện tử hiện nay”, Phó Thủ tướng cho biết
Thứ ba, tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong các thị trường gồm thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường vốn và tài chính.
Riêng với thị trường tài chính, Phó Thủ tướng mong muốn, trước đánh giá chủ thể tham gia thị trường, đặc biệt là sức khoẻ của các chủ thể là các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các nhà đầu tư tư nhân… “Chúng tôi hiện rất quan tâm đến sức khoẻ của các chủ thể tham gia thị trường này. Bởi hiện có tình trạng vốn mỏng của các doanh nghiệp và kể cả các định chế tài chính”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cho biết, cuối năm 2016, có đến 53% doanh nghiệp đang hoạt động không có lợi nhuận. Vì sao doanh nghiệp hoạt động lại thiếu khả quan như vậy?
“Một nền kinh tế có đến 53% doanh nghiệp không có lợi nhuận phải chăng do tình trạng vốn mỏng, nhiều doanh nghiệp hoạt động dựa vào vốn vay ngân hàng và vốn huy động. Do đó chi phí tài chính rất cao bởi còn cộng thêm các chi phí mở rộng thị trường, chi phí logistics…Ngay với các ngân hàng, vốn chủ sở hữu cũng mỏng. Do đó cần có giải pháp cho tình trạng vốn mỏng này”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Cùng với đó, Phó Thủ tướng yêu cầu đánh giá điểm nghẽn của thị trường vốn tài chính bào gồm tình trạng mất cân đối của cơ cấu thị trường. Cần xem tình trạng cơ cấu của thị trường mất cân đối chỗ nào - giữa thị trường tín dụng với thị trường vốn. Trong hoạt động tín dụng mất cân đối giữa tỷ trọng với các dịch vụ gia tăng, như phi ngân hàng, nhiều tổ chức tín dụng chủ yếu là dựa trên nền tảng hoạt động tín dụng.
"Gánh nặng của huy động vốn phải chăng ngân hàng đang quá sức", ông nói. Mục tiêu đến 2020, tổng vốn hoá trên thị trường là 70% GDP. Bên cạnh đó là sự mất cân đối giữa thị trường vốn do chứng khoán cung cấp, mất cân đối giữa thị trường ngắn hạn và dài hạn...”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Thứ ba, Phó Thủ tướng mong muốn diễn đàn hiến kế cho Chính phủ các biện pháp để tháo gỡ những khó khăn.Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng nhắc tới vấn đề hỗ trợ vốn cho DNNVV.
Có thể bạn quan tâm
15:28, 06/03/2018
05:45, 08/01/2018
10:02, 01/12/2017
09:26, 19/11/2017
06:03, 23/10/2017
Vấn đề tái cấu trúc theo hướng nào trong bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng CN 4.0 cũng được Phó Thủ tướng nhắc tới. Theo đó, xây dựng hệ sinh thái cho thị trường vốn, tài chính phù hợp. Phó Thủ tướng cũng cho biết, cuối quý IV năm 2018, Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị toàn quốc bàn về chủ đề này.
Cũng tại Diễn đàn, ông Don Lam- Phó Trưởng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân cho biết, sự phát triển của thị trường vốn và tài chính của Việt Nam dù khởi sắc nhưng vẫn còn những vướng mắc. Do đó cần có đối thoại chính sách để hoạch định chiến lược vĩ mô.
"Một trong vấn đề thị trường vốn cần lưu tâm là huy động vốn nội địa, sử dụng hiệu quả cho những dự án đầu tư. Để làm được điều này cần nỗ lực các doanh nghiệp và Nhà nước. Làm thế nào sử dụng vốn dài hạn là một trong những mục tiêu mà chúng ta phải theo đuổi", ông Don Lam nhấn mạnh
Thực tế, dù đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thị trường vốn nội địa còn nhiều hạn chế, như sự thiếu hụt dòng vốn trung - dài hạn khiến các hoạt động sản xuất không có nguồn lực phát triển. Việc phân bổ vốn giữa các ngành còn bất hợp lý. Chưa có hệ thống giám sát hiệu quả để đảm bảo tính minh bạch của thị trường, khung pháp lý còn yếu. Tác động khó lường của quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số...
Những vấn đề này đặt ra yêu cầu bức thiết của quá trình tái cấu trúc thị trường vốn Việt Nam và việc tìm kiếm các giải pháp trọng tâm để hình thành và vận hành hiệu quả các dòng vốn cho các ưu tiên đầu tư trung và dài hạn của nền kinh tế.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (ViEF 2018) chuyên đề Thị trường vốn - tài chính với 2 phiên thảo luận. Trong phiên thứ nhất với chủ đề "Tái cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam - Từ thực trạng tới chính sách", các diễn giả sẽ chỉ ra thực trạng của thị trường vốn, các mô hình tài chính trên thế giới có thể tham khảo áp dụng tại Việt Nam hay giải pháp xây dựng một hệ thống giám sát tài chính nội địa hiệu quả...
Sang phiên thứ hai, nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước sẽ cùng đóng góp ý kiến về giải pháp tận dụng các dòng tiền nhàn rỗi trong khu vực tư nhân để thúc đẩy kinh tế; chính sách thúc đẩy và các cơ hội đa dạng hóa môi trường đầu tư...