Khởi công từ tháng 1/2018 theo kế hoạch dự án “Đường đi bộ Sông Hương” sẽ hoàn thành vào cuối tháng 9 năm nay với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng.
Ông Văn Viết Thành – Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên Huế, nhà thầu chính thi công các hạng mục của dự án
Có thể bạn quan tâm
11:00, 22/08/2018
07:00, 03/03/2018
Khởi công từ tháng 1/2018 theo kế hoạch dự án “Đường đi bộ Sông Hương” sẽ hoàn thành vào cuối tháng 9 năm nay với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc – Koica tài trợ. Dự án với nhiều hạng mục: Đường đi bộ dọc sông Hương với chiều dài 450m kết nối từ phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu đến công viên Lý Tự Trọng, trong đó 400m được lát gỗ lim với mặt cắt từ 4 -15m trên sàn bê tông cốt thép cùng hệ thống lan can bằng đồng.
Các hạng mục trong không gian đường đi bộ sông Hương như sân khấu ngoài trời, bến thuyền, công viên cây xanh, hệ thống chiếu sáng, hệ thống các dam dốc dành cho người tàn tật và kết nối với trên bờ…
Công trình sau khi hoàn thành sẽ tạo một không gian kiến trúc đẹp hài hòa cùng cảnh quan của sông Hương và cụm di sản cố đô Huế.
Các tấm gỗ Lim nhập khẩu từ Nam Phi
Các tấm ván sàn được vít lên các thanh thép tráng kẽm 30x60x2.5mm
Dự án đã hoàn thành các hạng mục cơ bản. Tuy nhiên những ngày qua dư luận đang ồn ào về việc sàn gỗ lim có nhiều tấm bị nứt chân chim. Trao đổi với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Văn Viết Thành - Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Thủy lợi Thừa Thiên Huế, nhà thầu chính thi công các hạng mục của dự án cho biết, chủ đầu tư dự án là UBND TP Huế với nguồn vốn 10% dự án. Công ty ông Thành là đơn vị thắng thầu với hợp đồng trọn gói 51 tỷ. Trong hồ sơ thiết kế thi công có hạng mục lát đường đi bộ bằng gỗ với chiều dài 400m, chiều rộng trung bình 4m, phần quảng trường rộng 15m sử dụng gỗ lim được nhập khẩu từ Nam Phi có độ dày 5cm, bản rộng 15cm.
Theo kế hoạch, dự án sẽ được hoàn thành vào tháng 11 năm nay, nhưng chủ đầu tư và nhà thầu cho biết sẽ hoàn thiện sớm trong tháng 9 tới để phục vụ bà con.
"Để đảm bảo chất lượng công trình chúng tôi đã tiến hành các bước xử lý gỗ trước khi thi công. Trong quá trình sấy do hai đầu thanh gỗ chịu nhiệt cao hơn nên xảy ra nứt vỡ, để khắc phục nhược điểm này chúng tôi đã để thừa phôi gỗ mỗi đầu 20cm để cắt bỏ phần nứt vỡ, tuy nhiên trên bề mặt một số thanh có những vết rạn chân chim khe hở từ 0,5 - 1mm. Tôi cho rằng gỗ thịt được cấu tạo bởi các bó sợi xoắn, khi có co giãn cục bộ sẽ tạo các khe nứt và đây cũng là cấu trúc thường thấy và khó tránh khỏi của gỗ tự nhiên khi ở ngoài trời. Tuy nhiên với độ dày 5cm lại được liên kết với sàn bê tông bằng hệ thống xà gồ thép chạy dọc tuyến. Khoảng cách giữa các cây xà gồ là 70cm sử dụng thép hộp mạ kẽm 30 x 60 x 2,5mm. Các tấm gỗ được vít vào các thanh xà gồ, mỗi thanh 4m sử dụng 18 vít tự khoan D= 6mm nhờ đó giảm thiểu các biến dạng ngang do chịu tác động của thời tiết và an toàn trong quá trình sử dụng.” - ông Thành nói.
Với mục đích tìm hiểu sâu vụ việc nhằm đưa thông tin khách quan đến bạn đọc, trước đó phóng viên đã tra cứu các Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng cho gỗ ván sàn. Tuy nhiên không có văn bản nào nêu rõ tiêu chuẩn về độ nứt răm đối với gỗ tự nhiên sử dụng làm ván cầu đường ngoài trời có độ dày 5cm.
Trả lời câu hỏi của DĐDN về việc những thanh gỗ bị nứt đã được Tư vấn giám sát đánh dấu sơn có được thay thế không?, ông Thành cho biết: “Hiện có 40 tấm đã được đánh dấu do rạn nứt chân chim trong tổng số 16.000 tấm sẽ được lắp đặt. Chúng tôi sẽ thay theo ý kiến của chủ đầu tư, tuy hợp đồng được ký theo phương thức trọn gói, chỉ phát sinh ngoài thiết kế và dự toán khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Nên việc thay thế các tấm gỗ sàn nhà thầu sẽ thiệt hại vật chất song chúng tôi chấp nhận vì chất lượng công trình, vì uy tín và danh dự với đối tác đã tài trợ dự án.”
Hệ thống sân khấu - điểm đầu của tuyến đi bộ Sông Hương
Trên công trường thi công tuyến đi bộ Sông Hương
Về chất lượng gỗ lát sàn theo thiết kế thi công, ông Thành cho biết, "theo yêu cầu của dự án, gỗ sàn và tay vịn lan can sử dụng gỗ lim (nhóm I), trước khi đưa vào thi công chúng tôi đã đưa đi thí nghiệm cơ lý hóa và đều đạt theo Tiêu chuẩn Việt Nam 7961:2008 và đã được Tư vấn Hàn Quốc đồng ý cho lắp đặt.”
Giữa cái nắng gay gắt của mùa hè xứ Huế, phóng viên được ông Thành đưa đi khắp công trường, từng nhóm công nhân đang hối hả làm việc, ai nấy đều mồ hôi nhễ nhại. Nhóm cán bộ Ban Quản lý Dự án và Tư vấn giám sát đang chỉ đạo thi công ngay dưới chân cầu Phú Xuân, những tấm nứt rạn đang được thay thế.
Nhìn hàng lan can vàng óng đang được hoàn thiện, hình hài tuyến đi bộ Sông Hương hiện dần. Đoạn trung tâm bờ Nam sông Hương sẽ không còn nham nhở bởi bờ đất đá, những quán xá lụp xụp ven đoạn sông nơi đây sẽ được thay bằng không gian thơ mộng cho người dân nơi đây và du khách.