Công khai thông tin kinh doanh với người lao động là không thực tế

Diendandoanhnghiep.vn Công khai thông tin kinh doanh công ty với người lao động là không thực tế, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, tình hình sản xuất, lãng phí nguồn lực, lộ bí mật doanh nghiệp.

>>Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (sửa đổi): Cần làm rõ khái niệm “tự quản”

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu ý kiến tại phiên thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, ngày 7/9.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp). Ảnh: QH

Đại biểu Phạm Văn Hòa tán thành báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật. Tuy nhiên, cũng có một số vấn đề đại biểu Phạm Văn Hòa chia sẻ về 2 nội dung. Đó là, dân quyết định và chương IV về phạm vi điều chỉnh bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Trước tiên, phải nói Pháp lệnh thực hiện dân chủ trong thời gian qua đã mang lại nhiều kết quả hết sức là thiết thực. Tuy nhiên, có nơi, có lúc còn bất cập, đặc biệt là việc tổ chức của chính quyền ở cơ sở để công khai những vấn đề để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân thụ hưởng.

Trong đó, dân quyết định, dân bàn, dần dần kiểm tra thì chưa phát huy được hết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người dân, vì chính quyền ở cơ sở làm còn rất hình thức. Kỳ này chúng ta đưa vào Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với những nội dung sức cần thiết, rất căn bản.

Sau khi tiếp xúc cử tri, họp dân để lấy ý kiến người dân rất đồng tình. Nhưng người dân cũng cho rằng, khi luật được ban hành như vậy thì chính quyền ở cơ sở có thực hiện được hay không và có làm được hay không?

Vì nếu thực hiện như vậy thì chính quyền sẽ thêm việc làm để nhằm phát huy quyền của người dân ở cơ sở, nhất là dân quyết định và dân bàn, dân kiểm tra những vấn đề mà chính quyền phải công khai.

Do đó, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị tổ chức thực hiện thì cũng nên có quy định cụ thể, rõ ràng, rành mạch để vận động cho người dân tổ chức thực hiện và chính quyền chấp hành cho tốt.

Thứ nhất, là vấn đề dân quyết định. Dân quyết định để bàn, 2/3 dân quyết định là có hiệu lực thi hành, 50% hộ dân có quyền lực thi hành. Ở đây có hai vấn đề, đó là quyền lợi, đặc biệt là về vật chất, ví dụ 2/3 quyết định hoặc 1/3 còn lại không đồng ý thì sự đóng góp của người dân trong 1/3 đó không đồng tình chính quyền sẽ xử lý ra sao, như thế nào thì trong luật không nói rõ, không có nói cụ thể.

Thời gian qua bất cập việc này, đặc biệt là Nhà nước và Nhân dân cùng làm, người dân hiến đất để làm đường nhưng đến vận động có người dân đồng ý, có người không, nhưng đa phần là đồng ý.

Tuy nhiên, có một số người không đồng ý thì không thực hiện được. Ví dụ, tại Đồng Tháp đã làm, tới đoạn đường dân không đồng ý, thì buộc phải “nhảy cóc”, bỏ khúc đó qua bên kia làm, mặc dù vận động quyết liệt, vận động cỡ nào họ cũng không chịu mà cưỡng chế không được vì thực hiện vận động.

Do đó, theo đại biểu Phạm Văn Hòa trong việc dân quyết định mà quyết định hoàn toàn thì mang tính pháp lý như thế nào, ra làm sao thì mới có thể chế tài những trường hợp không đồng tình. Bây giờ 1/3 người dân không đồng tình, 50% hộ dân không đồng tình mà thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, bắt buộc những người không đồng tình thực hiện thì rất khó.

“Đây là một vấn đề quan trọng, tôi nêu lên để Hội nghị cũng như Ủy ban Thường vụ Quốc hội biết thực tế địa phương trong thời gian qua nhiều nơi như vậy, nhưng không có một chế tài nào, không nói rõ phần người dân không đồng tình thì xử lý ra sao”, đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

>>Cân nhắc quy định thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp

>>Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Dân chủ phải gắn với sinh kế, dân trí, dân sinh

>>"Nếu thực hiện tốt dân chủ làm gì có hàng loạt cán bộ bị xử lý"

Thứ hai, là phạm vi điều chỉnh trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài nhà nước. Đại biểu Phạm Văn Hòa muốn nói doanh nghiệp ngoài nhà nước, vì thực tế là tư bản mà bản chất tư bản là lợi nhuận, bây giờ đặt vấn đề doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, trong đó có hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ mà hoạt động sản xuất, kinh doanh họ rất bí mật, nếu bắt buộc phải hoạt động công khai, công bố cho người lao động có hợp đồng lao động biết. Việc này không thể làm được,  họ không thể làm điều này.

Thứ ba, công nhân, người lao động phải biết việc công khai của doanh nghiệp, làm gì có việc mà công khai doanh nghiệp được, làm gì có việc quy định doanh nghiệp phải họp thường kỳ để công khai những nội dung, những vấn đề cơ bản cho công nhân lao động để tổ chức thực hiện được.

“Tôi đề nghị Thường vụ Quốc hội nên cân nhắc đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước, trong đó có doanh nghiệp FDI. Những nội dung trong Chương IV quy định rất rành mạch, rõ ràng, cụ thể, nhưng chỉ có thể áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước, còn đối với doanh nghiệp tư nhân rất khó áp dụng”, đại biểu Phạm Văn Hòa bày tỏ.

Đơn cử, chủ doanh nghiệp, chủ tập đoàn họ không đồng ý thì không thể nào thực hiện được, bắt buộc công khai họ không công khai, bí mật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ làm sao công khai, những nội dung, hoạt động của họ phải thông báo cho người lao động làm sao họ báo được.

“Lao động là họ chỉ huy, có toàn quyền sử dụng lao động. Tôi thuê anh, tôi trả lương và tôi áp dụng đúng theo Luật Lao động, đúng theo Luật Doanh nghiệp, đúng theo Luật Hợp tác xã, đúng theo Luật Đầu tư, đúng theo Luật Dân sự, đúng theo Luật Thuế. Tất cả những luật quy định hiện hành chủ doanh nghiệp họ chấp hành rất tốt, rất đúng, bây giờ mình áp cho người ta những vấn đề này nếu họ không đồng tình, họ không thực hiện, họ không làm thì chúng ta có chế tài nào đâu”, đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

Trong điều quy định điều cấm không nói về  chủ doanh nghiệp không thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài tư nhân. Như vậy, phạm vi áp dụng trong điều chỉnh này và đưa loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước vào trong phạm vi áp dụng điều chỉnh là thực hiện rất khó.

“Nếu có thì tôi nghĩ đề nghị phải có quy định một chương riêng, rõ ràng, doanh nghiệp nhà nước riêng, doanh nghiệp ngoài nhà nước riêng thì mới tổ chức thực hiện được, còn quy định chung chung như thế này chỉ doanh nghiệp nhà nước mới thực hiện được, còn doanh nghiệp ngoài nhà nước rất khó thực hiện”, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Công khai thông tin kinh doanh với người lao động là không thực tế tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714653911 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714653911 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10