Công nhân ít việc về quê - gánh nặng đổ đi đâu?

Diendandoanhnghiep.vn Gần cuối giờ làm việc, tôi liên tiếp nhận được các cuộc gọi, tin nhắn của con cháu, người thân cùng chỗ làm chào tạm biệt, người thì xin nghỉ hẳn, người thì xin nghỉ dài để về quê.

>> Công nhân mất việc và đường về quê mẹ

Nhiều người đứng chờ đón xe về quê sớm do mất việc - Ảnh: L.T

Nhiều người đứng chờ đón xe về quê sớm do mất việc - Ảnh: L.T/VNN

Cũng chẳng biết làm thế nào ngoài mấy câu động viên và chúc lại. Quả thật, ảnh hưởng suy thoái kinh tế đã hiện hữu rõ ràng, nhất là trong các doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài. Không chỉ các ngành chế biến gỗ, giày dép, quần áo… giảm sút đơn hàng phải cắt giảm nhân sự. Đến cả lĩnh vực sản xuất dây dẫn điện cho xe ô tô là lĩnh vực có tiếng là đơn hàng ổn định, cũng phải giảm kế hoạch sản xuất do thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn cho các linh kiện, thiết bị điện tử trên xe ô tô.

Nhà máy sản xuất lắp ráp phải chuyển đổi ngày nghỉ, tuần làm việc còn có bốn ngày. Thay vì mòn mỏi nghỉ chờ việc ăn 75% lương cơ bản trong khi ở nhà thì các chi phí đều tăng cao như điện, nước, ăn uống, sinh hoạt… tiền thuê trọ không hề giảm, chưa kể nguy cơ nhàn cư vi bất thiện nảy sinh cờ bạc, rượu chè; nhiều công nhân chọn cách nghỉ việc về quê, với tâm lý mong qua giai đoạn khó khăn đợi các khu công nghiệp Tiên Thanh, Tự Cường  thuộc huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng mở ra, xây dựng xong, sẽ có thêm nhiều công ty cùng việc làm lại gần nhà để tiếp tục kiếm việc. Chứ hiện tại với mức lương chưa đến 7 triệu đồng một tháng với đủ loại chi phí thì họ không thể trụ lại tại các thành phố lớn.

Bình thường khi đi làm, họ tìm mọi cách để tăng ca, thêm giờ, làm ngày nghỉ. Có như vậy mới giảm bớt bữa ăn ở nhà khi có ăn ca miễn phí, làm tăng ca mức lương là 150% khi ngày thường. Còn đi làm ngày nghỉ thì có mức lương gấp đôi. Chưa kể sẽ bớt được chi phí điện nước, nhu yếu phẩm ở nhà, khi về có tắm xong là đi nằm ôm điện thoại rồi ngủ để hôm sau lại tiếp tục với vòng tay mới.

Tuy vậy cơ bản vẫn là “ráo mồ hôi là hết tiền”, có tiết kiệm chi tiêu rồi chơi góp quỹ họ thì cũng chỉ tích luỹ mua được cái điện thoại, chiếc xe máy, chứ làm công nhân mà mua được nhà, sắm được ô tô thì thật sự không hề phổ biến mà phần lớn là không có tài sản tích luỹ gì. Mà làm công nhân thì phần lớn ngu ngơ về kĩ năng sống ngoài xã hội bởi phần lớn thời gian của họ là công việc lắp ráp giản đơn trong nhà máy.

Trên địa bàn thành phố Hải Phòng chỉ còn khu vực khu công nghiệp Tràng Duệ - An Dương - nơi có nhà máy của tập đoàn LG còn nhiều việc làm. Còn các khu V- Ship bên Thuỷ Nguyên, khu Nhật Bản – Việt Nam (trước đây là khu Nomura), khu công nghiệp An Dương có nhiều công ty cho công nhân nghỉ chờ việc, giãn việc..., nên nhiều khu nhà trọ trở nên vắng vẻ, yên ắng. Khác hẳn mấy năm trước dịch bệnh, việc tuyển dụng lao động là việc khó nhất, nhiệm vụ nặng nề nhất của bộ phận hành chính nhân sự ở các công ty.

Công nhân trả phòng trọ, về quê do áp lực việc làm, thu nhập. Ảnh: Mai Dung

Công nhân trả phòng trọ, về quê do áp lực việc làm, thu nhập. Ảnh: Mai Dung/Lao động

>> Vì sao công nhân mất việc vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

>> Thu thuế thu nhập cá nhân người mất việc: Đạt lý nhưng có thấu tình?

Công nhân ở quê xa thì không rõ, chứ công nhân ở khu vực ngoại thành Hải Phòng nay ngậm ngùi về quê thật là khó sống. Ruộng đất ít đi hơn trước, các trang trại mọc ra đầy các cánh đồng, các công đoạn nhà nông phần lớn được cơ giới hoá. Chạy chợ thì không còn trăm người bán vạn người mua nữa mà lượng khách mua ít ỏi, cạnh tranh cao, chưa kể không phải ai cũng có thể buôn bán được. Ở vùng ven biển mạn huyện Vĩnh Bảo, có nhiều hộ cải tạo đồng bãi chuyển nghề nuôi tôm, nhưng cũng không thể sử dụng hết lượng nhân lực dư thừa chưa kể nuôi tôm rất bấp bênh phụ thuộc cả vào thời tiết, tay nghề chăm nuôi và cả rủi may.

Với tình hình hiện tại, chắc chắn trong vài tháng tới, tình trạng đơn hàng sẽ không được cải thiện, chưa kể nhiều nguy cơ trầm trọng hơn, suy thoái sâu hơn. Khi số tiền dự trữ ít ỏi tiêu hết đi, số người lao động hồi hương này biết làm gì để sinh sống? Tuổi thì nhỡ nhàng, kĩ năng, tay nghề trong nhà máy không có tác dụng gì khi ra ngoài xã hội. Nhiều lao động lại làm hồ sơ xin đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, Hàn Quốc… với giấc mơ đổi đời.

Họ chấp nhận đánh cược với số phận thêm lần nữa khi rời quê hương, người thân để lên đường “tha hương cầu thực”. Lượng công nhân sút giảm, ảnh hưởng cả đến sức mua, các đầu mối nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm... giảm sút thu nhập từ các chủ nhà trọ, thu hẹp vòng quay luân chuyển của chuỗi cung ứng dịch vụ kéo theo sự đi xuống của đời sống kinh tế quanh các khu công nghiệp.

Giải quyết ra sao với lượng lao động này? Bố trí công việc sao cho phù hợp? Phối hợp với doanh nghiệp tìm các biện pháp tháo gỡ? Giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn như thế nào?... là câu hỏi cũng là thách thức đối với các cấp chính quyền, cơ quan quản lý lao động, công đoàn. Đừng để người lao động về quê mang theo túi tiền thì nhỏ, túi lo thì nhiều.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Công nhân ít việc về quê - gánh nặng đổ đi đâu? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711659263 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711659263 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10