Công tác an sinh xã hội phải được xem là trọng yếu và thường xuyên; quyết tâm không để bất kỳ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc…
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Thành Phong, nguyên Chủ tịch UBND TPHCM, tại kỳ họp thứ 2 của HĐND TP HCM, sau khi các đại biểu đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND TP HCM để nhận nhiệm vụ mới.
Lớn lên rất nhiều từ những bài học
Theo đó, chia sẻ ngày 24/8/2021 tại kỳ họp thứ 2 của HĐND TP HCM, sau khi các đại biểu đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND TP HCM để nhận nhiệm vụ mới, ông Nguyễn Thành Phong gửi lời cảm ơn nhân dân thành phố, cảm ơn nhân dân Q.1 nơi ứng cử đại biểu HĐND TP nhiệm kỳ 2016 - 2021 và nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã luôn giúp đỡ chia sẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ là đại biểu HĐND và UBND TP HCM.
Theo ông Phong, trong 6 năm công tác tại TP HCM, bản thân lớn lên rất nhiều từ những bài học, tấm lòng của nhân dân đối với lãnh đạo thành phố, trong đó có cá nhân mình.
Cụ thể, bản thân ông đã tiếp thu rất nhiều ý kiến đóng góp đầy trách nhiệm hết sức tâm huyết của người dân với mong muốn thành phố ngày càng phát triển. Tự đáy lòng mình, ông Phong xin cảm ơn các ý kiến đóng góp ít hay nhiều, nhỏ hay lớn, thậm chí những ý kiến phản biện xây dựng. Bởi, theo ông Phong, đây là những bài học thực tiễn trong quá trình quản lý.
Ông Phong cũng gửi lời cảm ơn đối với các địa biểu HĐND nhiệm kỳ 2016 - 2021, lãnh đạo HĐND TP.HCM luôn hợp tác chia sẻ với lãnh đạo UBND TP.HCM trong ác chuyên đề giám sát, các tờ trình của UBND TP với mong muốn làm sao chúng ta phục vụ nhân dân tốt nhất.
Trải qua 6 năm công tác ở TP HCM, trong đó có hơn 1 nhiệm kỳ giữ nhiệm vụ Chủ tịch UBND TP HCM, ông Phong chia sẻ ký ức đáng nhớ, đáng khắc ghi trong hơn 5 năm qua sẽ rất nhiều. Bởi với thành phố đông dân, luôn có nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình quản lý; trong đó những lần chất vấn tại hội trường HĐND TP là những ký ức rất đáng khắc ghi.
Chia sẻ về tình hình dịch bệnh Cocid-19, ông Phong cho rằng, hiện nay với tính chất, quy mô chưa từng có trong lịch sử, TP HCM có hơn 170.000 ca nhiễm và hơn 7.000 người tử vong. Suốt từ ngày 27/4 /2021 đến nay, TP HCM trải qua gần 3 tháng giãn cách xã hội, nhưng tình hình dịch bệnh còn diễn biến rất phức tạp. Cả hệ thống chính trị đang nỗ lực quyết liệt khống chế, kiểm soát dịch bệnh theo Nghị quyết 86 của Thủ tướng.
Do đó, việc giãn cách xã hội nghiêm ngặt, triệt để là giải pháp mang tính cơ bản, quyết định kiểm soát được dịch trên địa bàn. “TP HCM quyết tâm không để bất kỳ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc; công tác an sinh xã hội phải được xem là trọng yếu và thường xuyên” – ông Phong nói.
5 vấn đề cần tập trung thực hiện
Đáng chú ý, trả lời báo chí tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 20 HĐND TP HCM khóa 8, ngày 11/12/2015, tân Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong, đã khá thẳng thắn đưa ra các giải pháp cấp bách cần phải giải quyết cho người dân TP.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Thành Phong, vấn đề cấp bách của TP HCM cần phải giải quyết chính là: “những bức xúc của người dân về tình trạng ngập nước, kẹt xe, tai nạn giao thông, quy hoạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường. Các vấn đề này cũng đã được xác định trong 7 chương trình đột phá của nhiệm kỳ 2015-2020 mà Đại hội đại biểu Đảng bộ TP HCM lần thứ 10 đã thông qua”.
Trong đó, có 5 vấn đề cần phải tập trung thực hiện. Đó là: nâng cao chất lượng tăng trưởng và cạnh tranh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư tốt nhất; đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất, kinh tế; và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển dịch vụ chất lượng cao.
Đồng thời, UBND TP sẽ có những biện pháp hết sức cụ thể để phát hiện, xử lý tham nhũng một cách hiệu quả, chống nhũng nhiễu đối với nhân dân.
Về tăng trưởng kinh tế, ông Phong cho rằng, với yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh để trở thành trung tâm kinh tế lớn của khu vực Đông Nam Á, TP HCM đã đề xuất với T.Ư mô hình chính quyền đô thị.
Vấn đề liên kết vùng cũng hết sức quan trọng, kết nối với các địa phương lân cận. Đây là điều kiện để mở rộng và tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao sức cạnh tranh của TP.
Lợi thế lớn nhất của TP HCM là trung tâm cung cấp dịch vụ và tạo ra những sản mới có giá trị gia tăng cao. Thế nên, việc tạo những cơ chế để làm sao phát triển lợi thế này là vấn đề mà sắp tới lãnh đạo TP phải quan tâm.
Trước đó, Ngày 20/8/2021, Bộ Chính trị đã có quyết định về việc điều động, phân công ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND TP.HCM, giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư. Đồng thời, Bộ Chính trị quyết định, ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP HCM, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Phó bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025; điều động, phân công giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư. Ông Nguyễn Thành Phong sinh năm 1962 (59 tuổi), quê quán tại Bến Tre; trình độ tiến sĩ Kinh tế, là Ủy viên T.Ư Đảng từ khóa XI tới nay. Ông Phong xuất thân từ cán bộ Đoàn, từng làm Bí thư T.Ư Đoàn phụ trách phía nam. Từ năm 2009, ông Phong là Phó bí thư, rồi Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Từ 2015 tới nay, ông Phong là Chủ tịch UBND TP HCM. Ông cũng là Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP HCM kể từ khi có dịch. |
Có thể bạn quan tâm
18:42, 20/08/2021
14:18, 18/08/2021
14:26, 16/08/2021
04:00, 16/08/2021
11:48, 13/08/2021