Công ty "ma” luôn chủ động tìm đến người lao động

Diendandoanhnghiep.vn Bộ trưởng mới chỉ trả lời được đối với những trung tâm đưa người đi xuất khẩu lao động có uy tín thì không có lừa đảo. Trong khi, các “công ty ma” lại luôn chủ động tìm đến người lao động.

>>Từ ngày 6/6, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp bên hành lang Quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, ngày 6/6.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương. Ảnh: Nguyễn Việt

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương. Ảnh: Nguyễn Việt

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung có thừa nhận có hiện trạng xảy ra tình trạng người lao động bị lừa đi xuất khẩu lao động.

Nhiều thông tin “ma”

Bộ trưởng có nêu dẫn chứng, đối với những trung tâm đưa người đi lao động xuất khẩu được cấp phép thì việc lừa đảo xảy ra rất ít, phần lớn việc lừa đảo diễn ra tại các trung tâm hoạt động chui của những công ty "ma".

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng Bộ trưởng chưa giải thích được cần phải làm như thế nào để ngăn chặn tình trạng này. “Trách nhiệm thuộc về nhiều bộ, ngành, nhưng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chính trong việc này”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đánh giá, người lao động thường thiếu thông tin hoặc là những người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Do đó, người dân tại những khu vực này tiếp cận thông tin về thị trường vô cùng khó khăn.

Vậy, cần phải làm như thế nào để họ biết được công ty do nhà nước thành lập, công ty có tư cách pháp nhân và uy tín đưa người đi xuất khẩu lao động? Người lao động tìm đến những công ty uy tín này qua kênh truyền thông nào? Trong khi, các “công ty ma” lại luôn chủ động tìm đến người lao động?

“Tôi cho rằng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải có trách nhiệm trong việc này. Đó là, phải tăng cường, đẩy mạnh, tuyên truyền đến người dân để họ có thể nắm bắt được thông tin. Vì khi có thông tin thì người lao động sẽ không bị lừa. Thực tế, các thông tin “ma” thường chủ động tìm đến những người lao động thiếu thông tin”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga bày tỏ.

Nói về giải pháp, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng đã khá rõ ràng, đó là minh bạch thông tin, minh bạch thị trường lao động thì khi đó sẽ hạn chế được tình trạng này. “Theo tôi, những trung tâm có uy tín thì chắc chắn sẽ rất ít xảy ra tình trạng lừa đảo. Nhưng làm như thế nào để ngăn chặn, bảo vệ được quyền lợi người lao động đây mới là việc cử tri trông chờ vào Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra giải pháp”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh.

>>Ngày 5/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)

>>Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật

“Loay hoay” với rút bảo hiểm một lần

Bình luận về tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết vẫn đang "loay hoay" về vấn đề này, ngoài tăng cường truyền thông thì vẫn chưa có giải pháp nào hợp lý, có hiệu quả. Bởi theo luật, người lao động được quyền rút bảo hiểm xã hội một lần, nếu họ rút một lần thì phải giải quyết. Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân vì sao họ lại rút bảo hiểm xã hội một lần và đưa ra giải pháp để hạn chế tình trạng này.

“Theo tôi, ở đây thường là những đối tượng công nhân, người nghèo bị mất việc khi họ không còn bất cứ một nguồn thu nhập nào khác, không còn bất cứ một khoản tiền nào lo cho cuộc sống, thì buộc phải tính đến “của để dành” là khoản tiền bảo hiểm”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh và cho rằng mặc dù, về lâu dài người lao động cũng có nhận thức được sẽ thiệt thòi. Nhưng họ buộc phải giải quyết tình trạng trước mắt như ăn, mặc để tồn tại. Đây là con đường duy nhất của nhiều người lao động nghèo để được một khoản tiền trước mắt.

Nêu giải pháp, theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cùng với việc rà soát lại các quy định như nâng số năm đóng lên với thời hạn rút bảo hiểm xã hội một lần. Số tiền phần trăm khi rút bảo hiểm một lần sửa đổi theo hướng nếu rút một lần thì người lao động sẽ bị thiệt thòi. Khi đó, người lao động sẽ phải tính toán để đóng tiếp. "Muốn làm được như vậy, điều quan trọng nhất là phải quan tâm đến cuộc sống hiện tại của người lao động. Nguyên nhân chính để người lao động rút bảo hiểm một lần là do người lao động bị mất việc làm tăng lên, sự hỗ trợ từ nhà nước cũng chỉ như “muối bỏ bể”". - Bà Việt Nga nói.

"Bắt cóc bỏ đĩa" trong xử lý đóng bảo hiểm xã hội

Về vấn đề chậm đóng bảo hiểm xã hội, nợ đọng bảo hiểm xã hội diễn ra rất nhiều, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết chúng ta xử lý cũng chỉ như ‘bắt cóc bỏ đĩa”. Tình trạng này diễn ra từ năm này sang năm khác. Thực trạng này theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nam có một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, tại thời điểm hiện tại các doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng rất nặng nề từ đại dịch Covid-19, doanh nghiệp bị “khánh kiệt” nên cũng không còn kinh phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng đã được xem xét hỗ trợ, trong đó có giải pháp hoãn nộp bảo hiểm bắt buộc. Thứ hai, việc doanh nghiệp gặp khó khăn chỉ là nguyên nhân tại điểm này, còn sâu xa là việc các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi của người lao động.Thứ ba, việc chậm đóng bảo hiểm xã hội mang đến hệ luỵ là người lao động mất niềm tin vào bảo hiểm xã hội.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Công ty "ma” luôn chủ động tìm đến người lao động tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714203020 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714203020 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10