[COVID-19] Cách ly xã hội: Hiểu sao cho đúng?

Diendandoanhnghiep.vn TS Nguyễn Văn Đáng, Học viện Chính trị quốc gia HCM khẳng định “cách ly toàn xã hội” là cảnh báo cần thiết. Đây có thể là bước chuẩn bị tâm lý cho những hành động quyết liệt hơn nữa của Chính phủ.

Ngày 31/3/2020, trước nguy cơ lan rộng của dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về cách lý toàn xã hội. Từ quán nước vỉa hè đến các mạng xã hội, cũng đã xuất hiện những ý kiến e ngại và lo lắng.

Theo Chỉ thị số 16/CT-TTg việc thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Để sáng tỏ vấn đề này, Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Văn Đáng, nhà nghiên cứu Quản trị và Chính sách công, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, về bản chất khái niệm “cách ly toàn xã hội”.

TS Nguyễn Văn Đáng, nhà nghiên cứu Quản trị và Chính sách công, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.

TS Nguyễn Văn Đáng, nhà nghiên cứu Quản trị và Chính sách công, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

-Ông có thể lý giải vì sao dư luận lại có luồng ý kiến e ngại, thậm chí lo lắng trước Chỉ thị “cách ly toàn xã hội” của Thủ tướng Chính phủ?

Tôi cho rằng phản ứng của một bộ phân xã hội như vậy cũng dễ hiểu và nó là hệ quả tổng hợp của một số yếu tố thực tiễn cũng như tâm lý.

Trước hết, về ngôn ngữ, từ “cách ly” trong tiếng Việt vốn không được mọi người mong đợi. Chẳng hạn, chúng ta hay dùng từ “cách ly” với những tình huống mà cá nhân không mong đợi, như: “cách ly tội phạm ra khỏi xã hội”; “cách ly khỏi người xấu”; hay bệnh nhân mắc những bệnh truyền nhiễm nặng thường được “cách ly” vào những nơi điều trị ở xa cộng đồng. Bây giờ tuyên bố “cách ly toàn xã hội” là ý làm sao?

Thứ hai, “cách ly toàn xã hội” là tín hiệu cho thấy chính phủ đã nâng mức cảnh báo nguy cơ dịch cúm lên cao hơn so với “tự cách ly tại cộng đồng” hay “cách ly tập trung” mà chúng ta đã áp dụng. Thông tư yêu cầu công dân Việt Nam, bất kể nghi nhiễm, nhiễm, hay chưa nhiễm virus SARS-CoV-2 đều phải ý thức về nguy cơ lan rộng của đại dịch và thực hiện khuyến cáo hạn chế tối đa các giao tiếp trực tiếp hay đi lại và tập trung đông người.

Người dân có thể đã hiểu được thông điệp mà chính phủ đưa ra: Việt Nam đang đứng trước nguy cơ lây lan rộng của dịch COVID-19.

“Cách ly toàn xã hội” là cảnh báo cần thiết, có thể là bước chuẩn bị tâm lý cho những hành động quyết liệt hơn nữa của chính phủ để chống dịch. Tâm lý e ngại, thậm chí lo lắng cũng là phản ứng dễ hiểu.

-Vậy, bản chất của khái niệm “cách ly xã hội” là gì?

Phần tử COVID-19 sẽ dễ dàng lây nhiễm nếu cá nhân nhiễm cúm tự do đi lai và tương tác trực tiếp với người khác. Do đó, chiến lược trụ cột để chống lây lan virus cúm là “hạn chế tối đa giao tiếp trực tiếp, đi lại, và tập trung đông người”. Đó là thông điệp chính của khẩu ngữ “cách ly toàn xã hội”.

Đây là cơ sở để Chính phủ khuyên cáo “tự cách ly”, tức là cá nhân bị nghi nhiễm hãy ở yên một chỗ, không đi lại và giao tiếp trực tiếp trong thời gian quy định. Tiếp đó là biện pháp “cách ly tập trung”, tức là đưa những người nghi nhiễm và nhiễm cúm Covid-19 vào các trung tâm được kiểm soát chặt chẽ để theo dõi và điều trị.

Còn “cách ly toàn xã hội” tức là mức độ cao hơn, thực hiện với mọi công dân Việt Nam trên bình diện toàn xã hội. Mọi cá nhân được yêu cầu giảm thiểu các giao tiếp trực tiếp, đi lại, hay tập trung đông người.

-Như ông nói, thì dư luận đang lo lắng quá mức, thưa ông?

Chúng ta đang “thiếu thiện cảm” với từ “cách ly”, sự mập mờ, khó hiểu chính là từ “xã hội”. Bởi lẽ, từ “xã hội” thường được hiểu theo hai nghĩa. Với nghĩa rộng, “xã hội” tức là toàn bộ thế giới đời sống xã hội loài người, phân biệt với thế giới tự nhiên.

Như vậy, “cách ly xã hội” có thể hiểu là tách cá nhân khỏi các hoạt động sống hàng ngày, rời xa cộng đồng.

Điều này là chưa chính xác vì thực tế, kể cả khi vào khu cách ly tập trung, cá nhân chỉ bị giới hạn về mức độ tự do, không gian, và phạm vi tương tác xã hội, chứ không bị cắt đứt hoàn toàn khỏi các mối liên hệ và hoạt động trong đời sống xã hội loài người. Cũng theo ý này thì chúng ta không thể tiến hành “cách ly toàn xã hội” khỏi xã hội.

Với nghĩa hẹp, khái niệm “xã hội” còn được dùng song hành với các khái niệm “kinh tế” hay “chính trị”. Đây là cách các nhà xã hội học phân biệt các dạng thức hành vi và tương tác đặc thù giữa cá nhân với nhau. Chẳng hạn, khi nói đến quan hệ chính trị, tức là các hành vi và tương tác liên quan đến quyền lực và phân bổ nguồn lực sống. Khi nói quan hệ kinh tế, tức là các dạng hành vi và tương tác liên quan đến việc tìm kiếm lợi ích vật chất.

Còn quan hệ xã hội bao gồm những tương tác giữa cá nhân với cá nhân; thuộc về đời sống riêng tư của cá nhân như: quan hệ gia đình, hôn nhân, dòng họ, bạn bè, vui chơi, giải trí…

Đây là những dạng tương tác diễn ra trong khu vực đời sống cá nhân chứ không phải các tương tác và quan hệ diễn ra trên thị trường (lợi ích) hay trong khu vực công (quyền lực và phân bổ nguồn lực).

Nếu hiểu “cách ly xã hội” theo nghĩa hẹp như vậy thì cá nhân sẽ phải hạn chế, thậm chí chấm dứt hẳn các mối tương tác trong gia đình, bạn thân, dòng họ, hay với đồng nghiệp. Thực tế này là không tưởng bởi cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta chính là thực hiện các hành vi và tương tác xã hội (liên cá nhân).

Cá nhân có thể bị cô lập, cách ly hoàn toàn khỏi đời sống chính trị hay hoạt động kinh tế, nhưng không thể bị “cách ly xã hội” – theo nghĩa cắt đứt các mối liên hệ riêng tư giữa cá nhân với các nhóm xã hội mà họ là thành viên (người thân, bạn bè, hay đồng nghiệp). Vì vậy, chúng ta có thể nói “cách ly chính trị”, “cách ly kinh tế”, nhưng không thể “cách ly xã hội”.

-Vậy, người dân nên hiểu thế nào về quyết định “cách ly toàn xã hội”?

Theo tôi thì cũng rất đơn giản. Thông điệp chính mà Chính phủ đưa ra qua câu chữ “cách ly toàn xã hội” tức là “hạn chế tối đa các tương tác trực tiếp giữa các cá nhân với cá nhân, giảm thiểu việc đi lại, và không tập trung đông người.

Như vậy, “cách ly toàn xã hội” cần được hiểu là tự mỗi cá nhân phải tự đặt các quan hệ tương tác trực tiếp, đi lại, gặp gỡ người khác vào tầm kiểm soát. Nói cách khác thì trên phạm vi toàn xã hội, trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, mỗi cá nhân hãy tự giới hạn các giao tiếp trực tiếp, đi lại, và tập trung đông người. Do đó, “cách ly toàn xã hội” chỉ là khuyến cáo giới hạn thôi chứ hoàn toàn không có nghĩa cấm di chuyển hay gặp gỡ người khác.

-Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [COVID-19] Cách ly xã hội: Hiểu sao cho đúng? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714194188 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714194188 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10