KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Cần thống nhất điều hành từ Trung ương tới địa phương

Diendandoanhnghiep.vn Là doanh nghiệp chuyên đưa hàng từ Việt Nam đi nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam, vì vậy Bee Logistics có nhiều văn phòng đại diện trên cả nước và đối mặt nhiều khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19.

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch, tôi cho rằng, quan trọng nhất lúc này là Chính phủ thống nhất trong chỉ đạo, điều hành giữa các bộ ngành, trung ương đến địa phương.

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch, Chính phủ thống nhất trong chỉ đạo, điều hành giữa các bộ ngành, trung ương đến địa phương.

Theo ông Đinh Hữu Thạnh, Chủ tịch kiêm CEO Bee Logistics cho biết, doanh nghiệp logistics không được ưu tiên về mọi thứ. Ngay thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ 4, các văn phòng phía Nam như TP.HCM, Đà Nẵng, thậm chí Hà Nội đang gặp rất nhiều khó khăn. Riêng tại văn phòng TP.HCM có gần 10 lao động của Bee Logistics bị F0 khiến nhiều nhân viên phải cách ly, dẫn tới thiếu nhân sự.

Trước kia khi chưa có dịch, riêng chi nhánh trong TP.HCM giải quyết được 1.000 lô hàng ngoài cảng (làm thủ tục hải quan) nhưng đến nay lượng hàng giảm, tốc độ chậm nên giảm đến 50% công suất.

Thị trường trong nước Bee Logistics khó khăn đủ thứ, vận tải trong nước gần như lỗ. Bởi chi phí xét nghiệm, thời gian quay vòng khó, trước mỗi ngày chạy một chuyến giờ 2 ngày mới được một chuyến vận tải. Hơn nữa, đi qua các trạm mất rất nhiều thời gian do kiểm tra dịch bệnh, giấy tờ xét nghiệm…

Đặc biệt, chính phủ cần ưu tiên, đẩy nhanh tiêm vaccine cho toàn bộ lao động logistics không chỉ ở vùng dịch mà cần trên cả nước.

Chính phủ cần ưu tiên, đẩy nhanh tiêm vaccine cho toàn bộ lao động logistics không chỉ ở vùng dịch mà cần trên cả nước.

Cùng với đó, các vấn đề về hải quan, lao động ở cảng, sân bay bị hạn chế. Xin giấy đi đường trong TP.HCM, Đà Nẵng từ các Sở Công Thương, Sở GTVT vẫn mất nhiều thời gian, 2-3 ngày. Chính điều này dẫn tới khó khăn cho doanh nghiệp logistics. Hệ luỵ kéo theo các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn. Khá nhiều nhà máy hàng xuất khẩu không xuất được vì làm thủ tục, xin giấy đi đường không kịp.

Vì dịch bệnh nên đa số nhân viên văn phòng làm việc từ xa, còn những nhân viên làm việc tại hiện trường, công ty chấp nhận bỏ chi phí ra thuê văn phòng gần nơi phải làm dù thu từ khách hàng vẫn giữ nguyên. Ngoài ra, những chi phí xét nghiệm, test Covid cho nhân viên đi làm cũng đội chi phí của công ty lên hàng tỷ đồng/2 tháng dịch. Đa phần các địa phương không chấp nhận test nhanh nên bắt buộc doanh nghiệp phải bỏ chi phí ra test PCR cho người lao động.

Phân tích, nếu tính riêng đội xe 30 cái, 3 ngày một lần test, nếu đi test tập thể thì chi phí mức 250 ngàn. Nếu tính một tháng 1 nhân sự hết 2,5 triệu (trong điều kiện ghép được). Nhưng vì là công việc đặc thù nên rất khó ghép vì xe về trước, xe về sau, hàng về trước về sau... chi phí xét nghiệm công ty bỏ ra thường 750 nghìn mỗi lần cho một nhân viên.

Ngoài ra, Covid-19 cũng khiến khách hàng, đối tác của công ty khó khăn nên công nợ nhiều hơn. Trong khi đó, lương lao động vẫn không giảm, với những lao động có hoàn cảnh khó khăn, công ty vẫn trợ giúp.

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch, Chủ tịch kiêm CEO Bee Logistics cho rằng, quan trọng nhất lúc này là Chính phủ thống nhất trong chỉ đạo, điều hành giữa các bộ ngành, trung ương đến địa phương. Mặt khác, khi ban hành một quyết định nào đó cần xem xét kỹ xem nó tác động đến doanh nghiệp, người dân như thế nào. Cần phân tích thực tế ngành nào là quan trọng cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Bảo vệ sản xuất nhưng không có logistics lo đưa đầu ra ra thị trường trong nước, ra nước ngoài thì càng tạo gánh nặng lưu kho cho doanh nghiệp sản xuất.

Chính sách của nhà nước là bệ đỡ cho doanh nghiệp phát triển lâu dài. Nếu hôm nay ra chính sách này, ngày mai thấy không phù hợp lại thay đổi thì rất khó cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp xoay như chong chóng, dần dần mất lòng tin vào chính sách nên tinh thần kinh doanh đi xuống.

Theo Chủ tịch kiêm CEO Bee Logistics, chúng ta có thể học tập kinh nghiệm từ Australia, Ấn Độ, Thái Lan… Ở nước ngoài, dù dịch bệnh nặng thế nào ngành logistics cũng được quan tâm nhất vì nó là xương sống của nền kinh tế. Khi dịch bệnh xảy ra, các nước đóng cửa, thực hiện hạn chế đi lại rất nghiêm ngặt nhưng họ lại rất ưu tiên lĩnh vực logistics, ngành này vẫn hoạt động bình thường. Nhưng bản thân doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm, tự quản lý: như đi – về đúng điểm, được quyền cắt cử người làm, nếu xảy ra vấn đề thì phải giải trình, nếu giải trình sai phải chịu phạt.

Bên cạnh đó là có các chính sách về giãn, hoãn các khoản phí như tiền quỹ công đoàn, bảo hiểm xã hội- y tế, các loại thuế… giúp doanh nghiệp có điều kiện vực dậy.

Thực tế, trong bối cảnh khó khăn chung, doanh nghiệp được hỗ trợ gì cũng tốt. Bản thân ngân hàng cũng là đơn vị kinh doanh, nên có thể giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp ở mức chịu đựng được. Lãi suất cho doanh nghiệp chênh từ 2,5% đổ về là tốt cho doanh nghiệp”.

Đặc biệt, chính phủ cần ưu tiên, đẩy nhanh tiêm vaccine cho toàn bộ lao động logistics không chỉ ở vùng dịch mà cần trên cả nước. Riêng tại TP.HCM Bee Logistics có 200 nhân viên nhưng vẫn còn mấy chục lao động của công ty chưa được tiêm vaccine.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Cần thống nhất điều hành từ Trung ương tới địa phương tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714054150 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714054150 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10