Giáo dục từ xa, trực tuyến đã được các tỉnh, thành phố đưa ra nhằm giải quyết vấn đề nghỉ học kéo dài của học sinh, sinh viên khi dịch bệnh COVID-19 kéo dài trong thời gian qua.
Dịch bệnh COVID-19 đã khiến học sinh, sinh viên ở nhiều trường trên cả nước vẫn chưa quay lại trường học từ Tết nguyên đán đến nay.
Để đảm bảo việc học tập, nhiều tỉnh, thành phố đã ứng dụng công nghệ trong việc giảng dạy, đặc biệt là các phần mềm hỗ trợ đào tạo trực tuyến của Việt Nam.
Tiềm năng phát triển
Nhận thấy tiềm năng từ thị trường này, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ thông tin đã đưa ra các sản phẩm hỗ trợ như FPT, VNPT, Viettel… Bản thân một số trường đại học cũng đã có sự chủ động xây dựng công cụ trực tuyến riêng cho việc đào tạo sinh viên.
Theo ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó Giám đốc Công nghệ Công ty FPT, Giám đốc dự án VioEdu, trong thời gian qua, ứng dụng này đã có sự tăng trưởng tốt cả về người dùng và lượng truy cập cũng như số lượng trường học tham gia, bài giảng trên hệ thống.
Đánh giá về tiềm năng thị trường giáo dục trực tuyến ở Việt Nam, ông Minh cho biết, với dân số gần 100 triệu người, trong đó có khoảng 18 triệu học sinh phổ thông và khả năng thích nghi, học hỏi công nghệ nhạy bén cùng với chất lượng Internet và hạ tầng CNTT khá tốt.
Bên cạnh đó, quan trọng hơn là chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong việc đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và học tập.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng để phát triển E-Learning, bởi có hơn 60% dân số sử dụng Internet, người dùng chủ yếu là giới trẻ với nhu cầu học tập cao, chi tiêu cho giáo dục chiếm 5,8% GDP.
Có thể bạn quan tâm
11:01, 19/03/2020
03:07, 09/03/2020
11:00, 18/03/2020
11:00, 19/03/2020
11:00, 19/03/2020
06:44, 19/03/2020
05:10, 19/03/2020
04:13, 19/03/2020
Nhà trường cần sẵn sàng
Trao đổi với DĐDN, TS. Đồng Văn Ngọc – Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết, để phát triển hệ thống giáo dục từ xa, nhà trường đang tập trung hướng đến xây dựng một cổng đào tạo trực tuyến.
Trong đó, cấu trúc như một trường đào tạo thực, có hệ thống quản trị hệ thống hóa theo một chuỗi chuẩn. Mỗi một trường cần xác định cụ thể mục tiêu đào tạo của mình để xác định quy mô, tính chất để lựa chọn giải pháp công nghệ cho phù hợp.
Bên cạnh đó, nhà trường cần xác định rõ mục tiêu đào tạo trực tuyến sẽ đem lại những gì cho nhà trường.
Ngoài ra, cần thống nhất quan điểm với toàn thể nhà trường để mọi cán bộ nhân viên nhận thức được lợi ích, hạn chế từ đào tạo trực tuyến.
Về phía giảng viên cũng cần được đào tạo kiến thức kỹ năng nghiệp vụ để họ sẵn sàng cho việc tổ chức dạy học, giảng viên cần số hóa các bài giảng, học liệu, thiết kế bài học cho phù hợp với việc dạy trực tuyến.
Tuy nhiên, đối với các trường nghề ngoài việc đào tạo trực tuyến về lí thuyết thì thực hành buộc phải hướng dẫn trực tiếp tại trường.