Vực dậy kinh tế (Bài 1): EU với công cụ "Coronabonds" và định chế ECB

Diendandoanhnghiep.vn Với các biện pháp phong tỏa kéo dài, các nền kinh tế khu vực đồng euro có khả năng sẽ thu hẹp khoảng 8% trong năm nay.

Mặc dù Ngân hàng trung ương châu Âu(ECB) sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp kích thích mạnh mẽ để để làm dịu tác động, tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, nguy cơ “vỡ nợ” ở khu vực eurozone là cao hơn bao giờ hết!

Nguy cơ của Eurozone sau đại dịch.

Pháp 45 tỷ euro, Ý 50 tỷ euro, Anh quốc 34 tỷ bảng Anh… Những kế hoạch hỗ trợ kinh tế này sẽ đẩy các nước khu vực đồng Euro vào một thời kỳ “chúa chổm” chưa từng có.

Theo báo cáo của UBS, công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Thụy Sĩ cho biết, tổng giá trị các kế hoạch tái thiết kinh tế thế giới chiếm đến 2,6% tổng mức GDP toàn cầu, vượt xa con số 1,7% hồi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008. Tỷ lệ này sẽ còn tăng cao hơn tại một số nước như Hoa Kỳ (10%), Anh (8%)…

Nước Ý, nợ công hiện nay chiếm đến 135% GDP, sẽ có nguy cơ tăng đến mức 181% vào cuối năm 2020

Nước Ý, nợ công hiện nay chiếm đến 135% GDP, sẽ có nguy cơ tăng đến mức 181% vào cuối năm 2020

Khu vực châu Âu, viễn cảnh này sẽ còn đen tối hơn. Tại nhiều nước, nợ công vốn dĩ đã nặng giờ sẽ còn “như núi” khi các khoản hỗ trợ kinh tế được đề xuất ra.

Chẳng hạn như tại Ý, nợ công hiện nay chiếm đến 135% GDP, sẽ có nguy cơ tăng đến mức 181% vào cuối năm 2020. Nước Pháp cũng không sáng sủa hơn khi mức nợ công có thể tăng từ 101% lên 141% của GDP hay là Tây Ban Nha với mức 133%.

Làm thế nào để đối phó với tình trạng “nợ nần chồng chất” của các nước Liên Âu? Theo bà Helene Rey, Tiến sỹ trường London Business School cho rằng chìa khóa để các nước khu vực đồng Euro thoát khỏi tình trạng khủng hoảng này là “lòng tin” đối với các Nhà nước, tính khả tín- nôm na là khả năng tín dụng của các nước đi vay.

Nếu điều này không có, các chủ nợ có thể đòi mức lãi suất rất cao, khiến cho việc hoàn nợ đã khó càng thêm khó và có thể dẫn đến nguy cơ giá trị đồng tiền bị sụp đổ, dòng vốn bị thất thoát và Nhà nước bị phá sản.

Helene Rey, Tiến sỹ trường London Business School , chuyên gia kinh tế thế giới.

Helene Rey, Tiến sỹ trường London Business School , chuyên gia kinh tế thế giới.

Còn nhớ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 buộc Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) phải ra tay cứu giúp các nước thành viên bằng cách mua trái phiếu của các nước thành viên. Trong khối đồng tiền chung euro, ECB hiện nắm giữ đến 1/4 nợ các nước.

Vậy Liên Âu sẽ phải đối phó thế nào với đống nợ khổng lồ đó sau trận đại dịch COVID-19? Theo kinh tế gia trưởng Gilles Moec tại Axa cho rằng châu Âu có hai giải pháp. Thứ nhất là xóa nợ cho các nước thành viên. Điều này chắc chắn không thể xảy ra vì với ECB đây là một giải pháp “không hợp lý”.

Giải pháp thứ hai là “hãm nợ”. ECB có thể “triệt tiêu” số nợ đang nắm giữ bằng cách cho “tái đầu tư trong vòng 30 hay 50 năm tại những nước mắc nợ” của họ.

Thời điểm trước, EU đã chậm chạp trong việc đưa ra phản ứng của mình trước cuộc khủng hoảng COVID-19. Và giờ đây, may mắn thay, mọi thứ đã thay đổi. 

Kết quả của các cuộc họp Eurogroup có thể được xem những “giải pháp xử lý khủng hoảng” của khu vực đồng euro. Thời điểm hiện tại, các chính phủ và ECB đã đi đầu trong những hành động làm giảm bớt nguy cơ của cuộc khủng hoảng chưa từng thấy này.

Coronabonds là cứu cánh cho cuộc khủng hoảng này?

Kể từ khi bùng nổ cuộc khủng hoảng COVID-19, Coronabonds đã trở thành một “từ nóng” trong các cuộc thảo luận của giới chức Eurozone. 

Các cuộc thảo luận đã được các học giả, chính trị gia và các nhà quan sát thực hiện để áp dụng một công cụ như vậy, tài trợ cho các hành động cần thiết trong việc hỗ trợ hoạt động kinh tế. Thuật ngữ "Trái phiếu Corona" đã được đặt ra một cách như vậy.

Ít nhất trên lý thuyết, Coronabonds có vẻ giống như một ý tưởng tuyệt vời. Điều đó cho phép các nước châu Âu có được tiền để hỗ trợ tăng chi tiêu và giảm thuế mà không làm tăng nợ quốc gia. 

Tuy nhiên, trong thực tế, nó phức tạp hơn một chút. Lý do là việc áp dụng Coronabonds không phải là một quyết định kỹ thuật, liên quan đến các Bộ trưởng tài chính hoặc quan chức. 

Nó đòi hỏi một sự lựa chọn chính trị lớn để chuyển chủ quyền, trên một loạt các vấn đề, từ cấp quốc gia sang cấp châu lục. Hành động này chắc chắn không dễ dàng để đạt được trong một khoảng thời gian ngắn.

Để phát hành Coronabonds, EU cần có khả năng tạo ra số tiền tài chính mới. Coronabonds sẽ có xếp hạng tín dụng cao nhất và chỉ có EU mới có thẩm quyền tài chính trực tiếp đối với nền kinh tế châu Âu và công dân châu Âu. 

Thời điểm trước, châu Âu vẫn đang diễn ra cuộc tranh luận rất “dài dòng” và chưa ngã ngũ về Coronabonds. Một cuộc thảo luận về phản ứng tài khóa châu Âu và các cuộc đàm phán “rườm rà” về một quỹ phục hồi đã mang lại sự khó đoán cho sự trở lại của khu vực đồng euro sau đại dịch COVID-19.

Sự hòa thuận giữa Emmanuel Macron và Angela Merkel có là cứu cánh cho một châu Âu khủng hoảng trầm trọng?

Sự hòa thuận giữa Emmanuel Macron và Angela Merkel có là cứu cánh cho một châu Âu khủng hoảng trầm trọng?

Một số quốc gia EU đã và đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ COVID-19, trong đó bao gồm Pháp, Ý và Tây Ban Nha, đang kêu gọi sự “chung lưng đấu cật” từ những người anh em khu vực để giải quyết tác động kinh tế của đại dịch.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những cái lắc đầu từ các nước như Đức hay Hà Lan, một sự phản ứng cho thấy sự chia rẽ từ chính các nước.

Thời điểm này, tất cả đều nhìn thấy rằng cú sốc kinh tế do COVID-19 gây ra là rất và rất lớn. Trong quý đầu tiên, GDP eurozone đã giảm 3,8% so với hàng năm sau khi việc phong tỏa nhiều hơn hai tuần ở hầu hết các quốc gia thành viên. 

Trên thực tế, nếu việc phong tỏa còn kéo dài và sau đó việc nới lỏng sẽ chỉ diễn ra từ từ, thì các nhà kinh tế ước tính sự co lại trong quý hai có thể nằm trong khoảng từ 10 đến 15% hàng năm.

Mặc dù vậy, có một tin tốt là số ca nhiễm mới hiện đang rõ ràng trên đường đi xuống, có nghĩa là dịch bệnh đã được kiểm soát. Tuy nhiên, nếu phác đồ điều trị và vắc-xin hiệu quả vẫn chưa có, đời sống kinh tế và xã hội tại Eurozone vẫn sẽ không thể trở lại một cách bình thường.

Có thể nói, trong cuộc khủng hoảng hiện nay, gần như tất cả các chính phủ châu Âu đã phản ứng nhanh và mạnh mẽ hơn nhiều so với những gì họ đã làm trong cuộc khủng hoảng tài chính trước đó. Cho dù đó là các biện pháp để hạn chế sự bùng phát của virus hay các biện pháp nhằm hạn chế các tác động bất lợi đối với nền kinh tế, thì phản ứng chính sách là chưa từng có. 

Các quy tắc tài chính của các hiệp định ổn định và tăng trưởng sẽ bị đình chỉ và gần như tất cả các chính phủ đang cung cấp bảo lãnh và thanh khoản, hỗ trợ thị trường lao động và kích thích tài khóa hoàn toàn. Các chính phủ đã nhanh chóng hành động ngay cả khi Ngân hàng Trung ương châu Âu chưa vào cuộc.

Vấn đề chính là khả năng giải quyết khủng hoảng của khu vực đồng euro được xác định bởi tài chính công của mỗi quốc gia. Ngay bây giờ, chắc chắn có một “ý chí chính trị” mạnh mẽ để cho phép thâm hụt và nợ cao hơn. 

Nhưng rủi ro là điều này sẽ biến mất một khi cuộc khủng hoảng này kết thúc. Các quy tắc tài khóa sẽ được thiết lập lại, buộc các quốc gia mắc nợ cao phải đặt vào tình trạng “thắt lưng buộc bụng”.

Đồng thời, những nghi ngờ về tính bền vững của nợ sẽ xuất hiện trở lại, dẫn đến việc lây lan rộng rãi. Cuối cùng, điều này có thể dẫn đến sự trở lại của cuộc khủng hoảng đồng euro.

Chính sách viện trợ của Eurozone trong và sau thời gian COVID-19

Trong thời gian gần đây, rất nhiều sự chú ý của truyền thông đã được dành cho các công cụ khác nhau có thể cho phép các quốc gia thành viên EU, đặc biệt là những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi COVID-19, làm sao để xử lý các khoản tiền từ phản ứng chính sách kinh tế đối với khủng hoảng. 

Vấn đề quan trọng là các rủi ro “biến dạng nghiêm trọng” sẽ được tạo ra bởi các chính sách viện trợ nhà nước không đồng nhất giữa các quốc gia thành viên EU.

Viện trợ của nhà nước cho các công ty chỉ nên được sử dụng khi có sự thất bại từ thị trường. Đó là, khi có những lý do chính đáng để tin rằng thị trường sẽ không dẫn đến kết quả hiệu quả hoặc công bằng. Trong bối cảnh hiện nay của EU, đang có việc “người ít kẻ nhiều”, điều đó tạo ra sự không bình đẳng thương mại và cạnh tranh trong thị trường nội bộ.

Trong tình hình hiện tại, thị trường đóng băng và tài sản của các công ty đang cạn kiệt nhanh chóng theo từng ngày, điều đó đang làm suy yếu thêm khả năng phục hồi của họ sau đại dịch. Do đó, không có nghi ngờ rằng viện trợ của các nước khu vực Eurozone là cần thiết để tránh hậu quả lâu dài cho các công ty và nguồn nhân lực của họ. 

Mặc dù viện trợ nhà nước như vậy để hỗ trợ thanh khoản chắc chắn là hợp lý, tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia thành viên đều có thể cung cấp mức hỗ trợ tương tự cho các công ty nước họ, điều đó, vô hình dung tạo ra nguy cơ biến dạng của thị trường.

Mới đây, EC đang xem xét việc mở rộng khuôn khổ tạm thời viện trợ nhà nước vượt ra ngoài hỗ trợ thanh khoản và bảo toàn việc làm, để bao gồm cả việc tái cấp vốn của các doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, hỗ trợ thanh khoản ngắn hạn có thể không đủ và thiếu tài chính có thể gây ra hậu quả lâu dài.

Ví dụ, một công ty chỉ theo kịp nghĩa vụ thanh toán của mình có thể phải từ bỏ hoặc hoãn kế hoạch đầu tư và đổi mới. 

ECB sẽ là chìa khóa giải quyết khủng hoảng?

ECB tiếp tục bổ sung các biện pháp phòng chống và triển khai khắc phục hậu quả sau đại dịch của mình. Mới đây nhất chính là việc nới lỏng hơn nữa các quy tắc tài sản thế chấp, các dòng thanh khoản mới và một mức giá thậm chí hào phóng hơn cho các hoạt động tái cấp vốn dài hạn được nhắm mục tiêu.

Vai trò của ECB một lần nữa được nhắc đến

Vai trò của ECB một lần nữa được nhắc đến

Trong cuộc họp báo sau cuộc họp của Hội đồng Quản trị, Chủ tịch ECB, Christine Lagarde đã lặp lại nhiều lần rằng ECB sẵn sàng sử dụng tất cả các công cụ có sẵn và triển khai hoàn toàn linh hoạt trong việc chống khủng hoảng. 

Trong một bài đăng trên blog, Chuyên gia kinh tế trưởng Philip Lane nói thêm rằng, sự biến động không cơ bản trong sự lây lan trên thị trường trái phiếu chính phủ làm suy yếu việc truyền tải chính sách tiền tệ trơn tru giữa các quốc gia và ngân hàng trung ương nên chống lại điều này. 

Mặt khác, quy mô của chương trình mua hàng khẩn cấp đại dịch sẽ được tăng lên đáng kể để hỗ trợ thêm cho thị trường trái phiếu của các quốc gia yếu hơn. Tuy nhiên, lại là nước Đức, những phán quyết của Tòa án Hiến pháp Đức đang đặt câu hỏi về tính hợp pháp của Chương trình trái phiếu khu vực công, sẽ buộc ECB phải cẩn thận hơn trong vấn đề này.

 Vai trò của ECB một lần nữa được nhắc đến
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vực dậy kinh tế (Bài 1): EU với công cụ "Coronabonds" và định chế ECB tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713560835 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713560835 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10