COVID-19 giai đoạn 2: “Chống giặc dịch” trên tất cả mặt trận!

Hải Đăng 11/03/2020 13:03

Bệnh nhân số 17 của Hà Nội nhiễm bệnh sau khi trở về từ châu Âu đã khiến Việt Nam phải bước vào giai đoạn 2 của đại dịch với số lượng ca nhiễm mới tăng thêm, diễn biến phức tạp hơn.

Việt Nam bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến chống dịch khi ca bệnh thứ 17 xuất hiện.

Giai đoạn này được đánh giá khó hơn giai đoạn 1 nhiều vì dịch bệnh bây giờ đã lan ra hơn 100 nước và vùng lãnh thổ. Và, chúng ta phải ngăn dịch bệnh từ hơn 100 ngả chứ không chỉ một vài ngả như trước đây.

Trong giai đoạn 2 này, Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt hơn, toàn diện hơn trên tất cả các mặt trận. Cụ thể:

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: Vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân, có thể hi sinh một số lợi ích kinh tế để ngăn chặn COVID-19 thành công

Vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân, Chính phủ Việt Nam có thể hi sinh một số lợi ích kinh tế để ngăn chặn COVID-19 thành công

Về ngoại giao: Thủ tướng chỉ đạo vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân, có thể hi sinh một số lợi ích kinh tế để ngăn chặn COVID-19 thành công.

Trước đó, Thủ tướng cũng đã yêu cầu các bộ trưởng, chủ tịch tỉnh tạm hoãn các chuyến công tác nước ngoài, tập trung chống dịch.

Cập nhật đến trưa 11/3, Việt Nam ghi nhận 35 ca nhiễm COVID-19, trong đó 16 ca đã chữa khỏi, 19 ca đang cách ly điều trị tích cực.

Đồng thời, tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Anh.

Đối với những nước ngoài EU có trên 500 ca nhiễm hoặc có trên 50 ca nhiễm tăng trong một ngày cũng đề nghị tạm dừng, và từ chối cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam nếu có các triệu chứng, yếu tố dịch tễ theo quy định.

Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường các biện pháp ngăn chặn, khuyến cáo người Việt Nam hạn chế tối đa người Việt Nam đi ra nước ngoài hoặc qua nước đã có người nhiễm COVID-19, chỉ đi khi thực sự cần thiết, và phải được trang bị đầy đủ kiến thức để đảm bảo trước lúc đi, khi ở nước ngoài, sau khi về Việt Nam phải được đảm bảo an toàn.

  • Cập nhật tình hình lây nhiễm COVID-19 từ bệnh nhân thứ 17 TẠI ĐÂY
  • Cập nhật tình hình lây nhiễm COVID-19 xuất phát từ chuyến bay VN0054TẠI ĐÂY

Về kinh tế-xã hội: Chính phủ ban hành hai gói tín dụng mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp-người dân đối phó với COVID-19.

Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19, trong đó triển khai một gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng lãi suất thấp và một gói hỗ trợ tài khóa như hoãn, giãn về tài chính ít nhất gần 30.000 tỷ để hỗ trợ cho những đối tượng bị thiệt hại do COVID-19 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại.

Có thể bạn quan tâm

  • COVID-19 giai đoạn 2: Vì sao Việt Nam chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp?

    11:00, 11/03/2020

  • COVID-19 giai đoạn 2: Phòng thủ có trọng tâm kết hợp chủ động phản công

    13:21, 10/03/2020

  • COVID-19 giai đoạn 2: Toàn dân đồng lòng chống dịch!

    11:30, 09/03/2020

  • [COVID-19] Ngành thuế đề xuất giãn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp

    05:15, 10/03/2020

  • Những nhóm hàng tăng trưởng giữa "tâm dịch" COVID-19

    11:00, 10/03/2020

  • Bác sĩ điều trị cho hai người Trung Quốc nhiễm COVID-19 chia sẻ kinh nghiệm "diệt" virus

    10:00, 10/03/2020

  • Công an TP Hà Nội: Bản đồ dịch COVID-19 của Google không chính xác!

    13:20, 10/03/2020

  • Cập nhật tình hình lây nhiễm COVID-19 xuất phát từ chuyến bay VN0054

    06:47, 11/03/2020

  • [COVID-19] Bệnh nhân số 35 là nhân viên siêu thị có tiếp xúc với bệnh nhân người Anh

    11:45, 11/03/2020

Song song, gói 350 tỷ đồng là số tiền Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chi cho 5 tỉnh ĐBSCL để ứng phó với tình trạng hạn, mặn.

Yêu cầu đặt ra trong buổi làm việc của Thủ tướng với các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau là phải sử dụng số tiền này đúng mục đích, đến tận tay người dân, giúp cho người dân vùng hạn, mặn vượt qua giai đoạn khó khăn, không để thất thoát, lãng phí.

Các địa phương cũng phải chuẩn bị cơ số cần thiết, không để thiếu hàng, sốt giá. Nhà nước tiếp tục kiểm soát chặt chẽ giá cả, không để tình trạng lợi dụng tình hình dịch bệnh nâng giá hàng hóa quá đáng. Phải xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, tích trữ, nâng giá trái pháp luật…

Về y tế: Kế tiếp là thực hiện mức cao hơn việc thực hiện khai báo y tế bắt buộc với mọi người nhập cảnh là thực hiện khai báo sức khỏe toàn dân. 

  • Link tải NCOVI trên App Store (điện thoại iPhone)
  • Link tải NCOVI trên Play Story (điện thoại Android)

Bên cạnh đó, việc tiếp tục kiên trì các nguyên tắc cơ bản của chống dịch: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Khi virus đã có sẵn tại Việt Nam, việc phát hiện sớm vô cùng quan trọng.

Về khoa học công nghệ: Lực lượng khoa học công nghệ, kể cả Bộ Khoa học và Công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, các giáo sư bác sĩ đầu ngành, các viện tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu phương thức phòng, chống và chữa bệnh, gồm cả chẩn đoán, xét nghiệm, phác đồ điều trị, vaccine.

Về thông tin - truyền thông: Thông tin kịp thời, minh bạch và chuẩn xác, kiên quyết chống lại, xử lý nghiêm minh thông tin sai lệch, thất thiệt, gây phức tạp xã hội. Phải làm công tác tuyên truyền thông tin đến nhân dân tốt hơn, tích cực hơn.

600

Công tác phun dịch khử trùng được thực hiện thường xuyên tại các điểm nghi và nhiễm COVID-19. Ảnh: Quốc Tuấn

Về an ninh-trật tự: Các lượng lượng quân đội, công an bình tĩnh hành động, tiếp tục hỗ trợ, chăm sóc, bảo vệ tối đa cho người dân cách ly, kiểm soát, chốt chặn an ninh các thôn làng, bệnh viện, cửa ngõ sân bay, bên cảng, biên giới ra vào, phát tán bênh dịch.

Trong cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Công an Tô Lâm tiếp tục lên “giây cót” tinh thần cho lực lượng toàn ngành, bên cạnh công tác chống dịch thì phải đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh quốc gia...

***

Tất cả theo tinh thần của Thủ tướng là sức khỏe của người dân là quan trọng nhất. Chính phủ sẽ không bị động, bất ngờ trên mặt trận bảo vệ sức khỏe của nhân dân, người dân không chỉ nâng cao kiến thức y tế mà cần phải nâng cao ý thức bảo vệ chính bản thân gia đình, bảo vệ cộng đồng.

Việt Nam đã chuẩn bị mọi kịch bản để luôn sẵn sàng hành động. Cùng với đó, các bộ, ngành, đơn vị liên quan đã và đang phối chặt chẽ với nhau. Nói như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thì chúng ta đã thắng trong chiến dịch mở màn, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến và nhất định chúng ta phải chiến thắng cả cuộc chiến này.

Tuy nhiên, để có thể chiến thắng toàn diện trong "trận chiến" này, ngoài sự nỗ lực của cơ quan chức năng, rất cần cần rất cần sự đoàn kết, đồng lòng toàn thể nhân dân Việt Nam cả trong và ngoài nước.

Như Phật đã dạy “Vì có khó khăn, thách thức thì con người mới có cơ hội để thực hành. Thay vì trốn tránh, hay than phiền, khóc lóc, đau đớn, sân hận thì chúng ta nên mang ơn chúng… Núi dù cao đến mấy cũng có đỉnh, khó khăn đến mấy cũng có giới hạn. Chỉ cần chúng ta có ý chí, lạc quan, kiên nhẫn. Rồi sẽ có một ngày, những khó khăn sẽ cúi đầu” hay “Không có con đường nào đi mà không đến, chỉ cần bạn kiên trì tiến bước”.

Có thể nói, hiện nay chúng ta đang tập trung mọi nhân lực - vật lực, tinh thần để ứng phó với dịch, tức là phải ứng biến và giải pháp cũng là ứng biến, phải thay đổi theo tình hình dịch bệnh một cách quyết liệt hơn, toàn diện hơn mọi mặt.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 ngày 10/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: Việt Nam có đủ năng lực, nguồn lực, tinh thần và kinh nghiệm để kiểm soát dịch bệnh, có khoa học công nghệ, có đội ngũ y bác sỹ giỏi, có hệ thống bệnh viện chuyên sâu đã từng chữa cho 16 người khỏi bệnh, ra viện, giai đoạn vừa rồi không có ca tử vong.

Đúng vậy, với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan liên quan và toàn bộ dân tộc Việt Nam; với năng lực, nguồn lực, tinh thần, kinh nghiệm kiểm soát dịch bệnh trong giai đoạn 1, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng và tin tưởng vào năng lực chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong cuộc chiến “chống giặc dịch” COVID-19 này.

Xin được kết thúc bài viết bằng câu khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - một trong những người được nhân dân Việt Nam tin tưởng và đặt nhiều kỳ vọng trong cuộc chiến "chống giặc dịch" COVID-19: "Dù có nhiều ca nhiễm, dù con virus COVID-19 ở đâu, có đáng sợ như thế nào nếu toàn dân đồng lòng chống dịch, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh COVID-19 như dân tộc Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng".

BS TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, người điều trị trực tiếp cho 2 cha con người Trung Quốc nhiễm COVID-19 đã khỏi, khuyến cáo một số nguyên tắc cơ bản khi súc họng sát khuẩn. Đây là cách mà theo bác sĩ Hùng có thể diệt được virus ngay cả khi viurs đi vào vùng hầu họng.

1. Phải súc họng chứ không súc miệng. Có nghĩa là ráng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.

2. Không cần quá nhiều trong một lần súc, khoảng 5 ml là đủ. Càng nhiều sẽ càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.

3. Mỗi lần súc khoảng 2 phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong, để nguyên, không súc lại bằng nước.

4. Súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà (hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác). Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.

5. Trong vùng có dịch thì súc định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.

6. Đừng chủ quan nghĩ rằng nút chặn sau cùng này thay thế được các biện pháp khác. Hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả những biện pháp.

>>> Xem nội dung bài chia sẻ của Bác sĩ Hùng trên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp TẠI ĐÂY.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
COVID-19 giai đoạn 2: “Chống giặc dịch” trên tất cả mặt trận!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO